Trực diện suy giảm và cải cách

TS. HÀ HUY TUẤN - Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (Trình Tiêu ghi)| 04/12/2012 00:35

Tăng trưởng kinh tế năm 2012 của Việt Nam chỉ đạt mức thấp, dự báo khoảng 5,1 - 5,2%. Như vậy, tiếp nối 2011, 2012 là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam có tăng trưởng GDP đạt mức dưới 6%.

Trực diện suy giảm và cải cách

Tăng trưởng kinh tế năm 2012 của Việt Nam chỉ đạt mức thấp, dự báo khoảng 5,1 - 5,2%. Như vậy, tiếp nối 2011, 2012 là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam có tăng trưởng GDP đạt mức dưới 6%.

Đọc E-paper

Tăng trưởng kinh tế năm 2012 của Việt Nam chỉ đạt mức thấp, dự báo khoảng 5,1 - 5,2%. Như vậy, tiếp nối 2011, 2012 là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam có tăng trưởng GDP đạt mức dưới 6%.

Một chỉ báo cho thấy Việt Nam có thể sẽ đứng trước nguy cơ suy giảm tăng trưởng kinh tế kéo dài nếu từ bây giờ không có những cải cách toàn diện nền kinh tế với các giải pháp đồng bộ như nâng cao hiệu quả đầu tư công, tái cấu trúc doanh nghiệp (DN) nhà nước, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng gắn liền với chuyển đổi hình thức tăng trưởng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây, chẳng hạn như hiệu quả về đầu tư, năng suất lao động...

Nhưng khi phân tích cụ thể những vấn đề kinh tế của năm 2012, có thể thấy một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm tăng trưởng là do tình trạng tắc nghẽn tín dụng dẫn đến sự sụt giảm khá mạnh về vốn đầu tư toàn xã hội, gây ra sự suy yếu tổng cầu của nền kinh tế.

Nói cách khác, nợ xấu tăng nhanh và chiếm tỷ lệ cao trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đã gây nên những tác động tiêu cực làm cho tín dụng mới khó đưa được vào nền kinh tế. Hệ quả là vốn đầu tư của nền kinh tế dần suy kiệt và cầu tiêu dùng nội địa giảm khá mạnh.

Vấn đề cụ thể là như vậy, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, dù đã thực hiện nhiều biện pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, hoãn, giảm thuế cho DN..., nhưng nhìn chung, tổng cầu của nền kinh tế vẫn còn yếu và chưa có những cải thiện đáng kể.

Phân tích cho thấy, một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng suy yếu tổng cầu là do lượng hàng tồn kho, đặc biệt là hàng của các DN có liên quan đến lĩnh vực xây dựng, bất động sản, như xi măng, sắt thép... đang tăng cao. Nhưng đến nay vẫn chưa có những giải pháp hữu hiệu nào đủ mạnh để thúc đẩy sự phục hồi của lĩnh vực này.

Theo tính toán của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, riêng lĩnh vực xây dựng đã đóng góp khoảng 8 - 10% tăng trưởng GDP mỗi năm, nhưng trong hai năm 2011-2012, lĩnh vực này đang có tốc độ tăng trưởng âm.

Qua đó có thể thấy, mấu chốt để giải quyết vấn đề suy giảm tổng cầu hiện nay là cần phải đẩy nhanh việc giải phóng hàng tồn kho liên quan đến lĩnh vực xây dựng bằng giải pháp mở rộng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với nguồn vốn có được từ việc phát hành trái phiếu công trình, từ đó đẩy mạnh đầu tư công và tiêu dùng, góp phần nâng cao tổng cầu của nền kinh tế, đẩy nhanh tiến trình phục hồi tăng trưởng trong năm 2013.

Cùng với lượng hàng tồn kho tăng cao, chính sách tiền tệ năm 2012 vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định.

Thứ nhất, tiến trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu vẫn còn khá chậm, gây tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng trong năm 2012.

Cụ thể, do nợ xấu cao khiến chi phí của ngân hàng tăng mạnh khi phải dự phòng rủi ro lớn, đồng thời các NHTM cũng dè dặt và chặt chẽ hơn trong việc cho DN vay vốn. Như vậy, về mặt danh nghĩa, lãi suất cho vay tuy có giảm nhưng nguồn vốn tín dụng vẫn chưa thực sự đến với DN.

Thứ hai, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm, đồng thời khối lượng giao dịch cũng sụt giảm mạnh và số lượng tham gia vào thị trường 2 cũng rất hạn chế. Ngược lại, lãi suất huy động trên thị trường 1 (kỳ hạn trên 12 tháng) của nhiều ngân hàng đang được đẩy lên khá cao (trên 12%) và hiện tượng chạy đua lãi suất khá phổ biến.

Điều này cho thấy vẫn còn một bộ phận các NHTM đang gặp vấn đề về thanh khoản, nhưng do không đủ điều kiện để tham gia thị trường liên ngân hàng nên phải tiếp tục nâng lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng lên cao để đẩy mạnh huy động tại thị trường 1 nhằm giải quyết vấn đề thanh khoản.

Tóm lại, trên thị trường tiền tệ hiện nay đang có sự phân hóa về thanh khoản khá rõ giữa hai nhóm: nhóm những ngân hàng lớn trong tình trạng dư thừa thanh khoản và nhóm những ngân hàng nhỏ thiếu thanh khoản. Trong trường hợp này, diễn biến lãi suất của thị trường 2 đã không phản ánh đúng thực chất về tính thanh khoản của hệ thống.

Thứ ba, tiến trình tái cơ cấu NHTM phải thường xuyên có những đánh giá về những cái được và chưa được. Chẳng hạn, những đánh giá cụ thể về hợp nhất ba ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa và Sài Gòn, kết quả hợp nhất có thực sự như mong đợi, hiệu quả sau sáp nhập như thế nào..., từ đó rút kinh nghiệm để tiếp tục quá trình tái cơ cấu một cách hợp lý hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Trực diện suy giảm và cải cách
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO