![]() |
* Trong năm 2009, đã có giai đoạn chỉ số VN-Index lên khá cao, theo ông vì sao nó không tiếp tục tăng nữa mà lại bị giảm?
![]() |
- “Cú hích” dẫn đến VN-Index tăng mạnh là những tín hiệu phục hồi của nền kinh tế Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, sau đó chỉ số VN-Index lại đi xuống và đã có lúc gần chạm mốc 400 điểm. Xu hướng này có thể do gói kích thích kinh tế đã gây ra “tác dụng phụ” là nền kinh tế phải đối diện với tình trạng lạm phát, ngoại tệ khan hiếm đẩy tỷ giá hối đoái tăng cao, thị trường vàng biến động mạnh...
Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nưóc đã tăng lãi suất cơ bản và dừng hỗ trợ lãi suất đúng hạn; điều chỉnh mạnh tỷ giá từ 5% xuống còn 3%, đã có những tác động nhất định đến hoạt động giao dịch chứng khoán. Kế đó, nhiều nhà đầu tư đã kỳ vọng quá mức về sự tăng trưởng của thị trường và cho đến khi nhận ra rằng nền kinh tế Việt Nam và thế giới vẫn còn những thách thức lớn, thì từ tâm lý “hưng phấn”, họ chuyển sang trạng thái “cẩn trọng” và đôi khi lại bi quan thái quá.
* Có người cho rằng, thị trường chứng khoán năm 2009 là do một số “đại gia” làm giá, điều này giải thích ra sao?
- Trả lời câu hỏi này thuộc về các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, từ lâu các nhà đầu tư đã quen với khái niệm “Tạo sóng để lướt” nhằm ám chỉ sự tác động của một số nhà đầu tư lớn lên giá của một số cổ phiếu nào đó. Tôi cho rằng, với mức vốn hóa của thị trường hiện nay gần 40% GDP, thì việc một tổ chức, cá nhân hoặc một nhóm người có khả năng chi phối giá trên thị trường là điều khó thực hiện, nếu không muốn nói là không thể. Việc tác động chỉ có thể xảy ra đối với một hoặc một số cổ phiếu mà thôi.
* Ông có đồng ý với nhận định thị trường chứng khóan năm 2010 là một ẩn số?
- Muốn nhận định hợp lý về xu hướng của thị trường chứng khoán năm 2010 cần phải đặt nó trong bối cảnh chung của nền kinh tế cùng với những thuận lợi và khó khăn nhất định. Về thuận lợi, Chính phủ điều hành chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt, thận trọng để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát nhập siêu, ngăn chặn lạm phát cao trở lại. Năm 2010, dự kiến sẽ có nhiều chính sách đột phá sẽ được Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành nhằm nâng cao tính thanh khoản của thị trường, như cho phép nhà đầu tư mở nhiều tài khoản, bán khống và giao dịch ký quỹ, rút ngắn thời hạn thanh toán... có thể sẽ tạo động lực để thị trường chứng khoán phát triển.
Bên cạnh đó, các khó khăn mà nền kinh tế Việt Nam có thể gặp phải là nguy cơ lạm phát vẫn khá cao, thị trường tiền tệ và tỷ giá hối đoái còn diễn biến phức tạp; thâm hụt thương mại vẫn ở mức khá cao và đang có xu hướng tăng, xuất khẩu vẫn còn nhiều khó khăn do sức mua của thị trường thế giới chưa phục hồi. Vì thế, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2010 vẫn có cơ hội tăng trưởng, tuy nhiên khó có những bước nhảy vọt.
* Theo ông, những cổ phiếu của ngành nào có triển vọng trong năm 2010?
- Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi nên các cổ phiếu “chu kỳ” của các ngành xây dựng, san lấp, vật liệu... vẫn là những mã đáng quan tâm. Cổ phiếu của những ngành có thế mạnh xuất khẩu như nguyên liệu thô, thủy hải sản, tiêu dùng... cũng sẽ tạo ra sự hấp dẫn nhất định do sức mua của thị trường thế giới có khả năng được phục hồi.
* Nếu có ngoại lệ, thì theo ông nên tránh cổ phiếu nào?
- Nên tránh các cổ phiếu mà giá cả không phản ánh thực chất hoạt động doanh nghiệp. Nghĩa là nhà đầu tư không nên nhìn bề nổi để đầu tư mà cần phân tích tình tài chính và thực chất hoạt động của công ty và cẩn tỉnh táo để nhận diện các cổ phiếu “dựa hơi” bất động sản.