Sửa đổi Quyết định phân loại DNNN: Tăng tốc cổ phần hóa

TRÌNH TIÊU thực hiện| 14/09/2015 08:42

Việc sửa đổi trên không chỉ đặt mục tiêu cổ phần càng nhiều càng tốt, mà còn giữ lại những lĩnh vực DNNN hoạt động hiệu quả nhất, và phần còn lại để cho khu vực tư nhân, Nhà nước chỉ giữ vai trò điều tiết.

Sửa đổi Quyết định phân loại DNNN: Tăng tốc cổ phần hóa

Sửa đổi Quyết định về danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), DN có vốn của Nhà nước trong quá trình cổ phần hóa, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết, "Nhiều DNNN không nói thẳng về việc vẫn muốn Nhà nước giữ tỷ lệ chi phối, nhưng bên trong vẫn muốn điều này".

Đọc E-paper

* Như ông nói, nhiều DNNN vẫn muốn Nhà nước giữ cổ phần chi phối khi cổ phần, vậy các cơ quan làm chính sách tiếp nhận ý kiến như thế nào?

- Cơ quan ban hành chính sách có trách nhiệm lắng nghe, tiếp thu để khi văn bản quy phạm ra đời mới đi được vào cuộc sống. Nếu cứ áp đặt ý chủ quan của những người bị coi là ngồi trong phòng lạnh làm chính sách, có thể sẽ vướng trong thực tiễn.

Ở chiều ngược lại, cơ quan quản lý, điều hành cũng phải có những quan điểm mang tính chiến lược, bám sát định hướng phát triển, mà định hướng lớn nhất là nghị quyết Trung ương và chỉ đạo của Chính phủ về cổ phần hóa đã chỉ ra là Nhà nước chỉ giữ những ngành nghề cung cấp dịch vụ công mà khu vực tư nhân không đủ khả năng tham gia, hoặc không đủ hấp dẫn, kinh doanh không hiệu quả ở những địa bàn cụ thể.

Thực tế, cùng một loại hình dịch vụ, ở tỉnh A đạt được quy mô, mang lại hiệu quả kinh tế nhưng ở tỉnh B triển khai khó khăn, không hiệu quả.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông

Ngay cả trong lĩnh vực khai thác tài nguyên Nhà nước vẫn nắm quyền thu thuế, phí nhưng không cần nắm giữ, bởi ai sở hữu cũng phải hướng tới mục tiêu chế biến sâu, không xuất khẩu thô.

Trong làm chính sách còn nhiều khía cạnh, góc độ khác phải quan tâm, như chính sách với người lao động, phải cân đối trong tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn.

* Tỷ lệ Nhà nước sở hữu giảm xuống so với trước, không ít người trong cuộc cho rằng động thái này đang làm khó cho các DNNN, ông nói gì về điều này?

6 tháng đầu năm 2015, cả nước có 61 DNNN được cổ phần hóa. Theo kế hoạch, 6 tháng cuối năm phải hoàn thành cổ phần hóa 228 DN còn lại trong chương trình cổ phần hóa 432 DNNN giai đoạn 2014-2015.

- Luật Doanh nghiệp quy định ở 3 mức: 100%, trên 65% và trên 21% tỷ lệ Nhà nước sở hữu khi cổ phần hóa DNNN.

Ở một số DNNN có số lượng lao động lớn, nếu chỉ được mua 25% cổ phần thì không đủ để bán cho người lao động, nên họ muốn nới ra trên 51% để có 49% sẽ đủ cổ phần bán cho những người lao động, nhưng trường hợp này phải rất cận trọng.

Phải tách bạch mua cổ phần và dôi dư lao động là hai chuyện khác nhau. Cổ phần hóa sẽ không có ý nghĩa nếu DN tiếp tục theo cách quản trị cũ, số lượng lao động lớn, năng suất lao động thấp, hoạt động không hiệu quả.

Bây giờ nới ra 49% để số đông là những người cũ vẫn ngồi lại đấy như một gánh nặng, bỏ phiếu ngáng trở mọi thứ, không đổi mới công nghệ, không thay đổi quản trị thì DN không phát triển được.

Nhưng nếu giảm biên chế, giảm lao động để tăng năng suất, nâng cao hiệu quả của DN, phần lao động dôi dư thì Nhà nước cần có chính sách giải quyết.

* Thời gian hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa 432 DNNN trong hai năm 2014 - 2015 không còn nhiều, tại sao phải sửa đổi Quyết định về danh mục phân loại DNNN, DN có vốn của Nhà nước vào thời điểm này, thưa ông?

- Sửa đổi này là nhằm đẩy mạnh hơn nữa, tăng tốc hơn quá trình cổ phần hóa, sắp xếp DNNN.

Nó không chỉ đặt mục tiêu cổ phần càng nhiều càng tốt, mà còn đặt mục tiêu những lĩnh vực mà DNNN hoạt động hiệu quả nhất nên giữ lại, còn phần lớn không giữ lại là để cho khu vực tư nhân, và Nhà nước giữ vai trò điều tiết.

Các dịch vụ công cộng ở đô thị như cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, Nhà nước có thể đặt hàng DN, trên cơ sở được sự đồng thuận về chất lượng và giá thành do hội đồng nhân dân ở địa phương quyết định, người dân chấp nhận.

Trường hợp người dân không chấp nhận giá cao của DN, mà bắt buộc giá đó DN mới có lãi, thì lúc đó Nhà nước phải bù lỗ, nhưng bù lỗ như thế nào, đấy là vấn đề cần phân tích.

* Cảm ơn ông!

>TP.Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa DNNN

>Cổ phần hóa cảng sông, cảng biển: Không để lợi ích nhóm chi phối

>Cổ phần hóa DNNN: Sẽ có biện pháp mạnh để về đích

>Thủ tướng: Hoàn thành cổ phần hóa 289 DNNN trong năm 2015

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Sửa đổi Quyết định phân loại DNNN: Tăng tốc cổ phần hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO