Nhu cầu sừng tê giác vẫn tăng, bất chấp nỗ lực ngăn chặn

TRÌNH TIÊU thực hiện| 01/11/2012 00:59

Việt Nam (VN) có đường biên giới dài và nối liền với những nước có sự đa dạng sinh học. Bà Naomi Doak, Trưởng đại diện Tổ chức Mạng lưới giám sát buôn bán động thực vật hoang dã trái phép (TRAFFIC) Đông Nam Á, nhận định: Điều đó, khiến việc chống buôn bán động vật hoang dã sẽ khó khăn hơn và tình hình nghiêm trọng hơn, dù VN là nước tiêu thụ hay trung chuyển.

Nhu cầu sừng tê giác vẫn tăng, bất chấp nỗ lực ngăn chặn

Việt Nam (VN) có đường biên giới dài và nối liền với những nước có sự đa dạng sinh học. Bà Naomi Doak, Trưởng đại diện Tổ chức Mạng lưới giám sát buôn bán động thực vật hoang dã trái phép (TRAFFIC) Đông Nam Á, nhận định: Điều đó, khiến việc chống buôn bán động vật hoang dã sẽ khó khăn hơn và tình hình nghiêm trọng hơn, dù VN là nước tiêu thụ hay trung chuyển.

E-Paper

* Theo bà, tại sao buôn bán động thực vật hoang dã trái phép gia tăng trong khi kinh tế thế giới đang suy thoái?

- Một số nước đã trải qua giai đoạn tăng trưởng kinh tế rất nhanh và vẫn đang điều chỉnh để phù hợp với thành tựu đó. Nhưng một khi đạt mức thu nhập cao, họ không muốn "nhả ra" và cũng không muốn bị người khác nhìn thấy là mình đang mất đi những thành tựu đạt được.

Điều đó đúng cả ở cấp độ quốc gia và cá nhân. Điều đó cũng giải thích tại sao nhu cầu sừng tê giác vẫn gia tăng, bất chấp nhiều nỗ lực chống lại nạn săn trộm tê giác. Giới săn trộm ngày càng tinh vi, trang thiết bị ngày càng hiện đại, còn việc thực thi pháp luật vẫn đang phải đuổi theo họ.

Trong khi đó, các chính phủ vừa phải vật lộn với nhiều vấn đề do khủng hoảng kinh tế đặt ra, vừa phải chi tiền cho y tế, giáo dục, nên những vấn đề như trấn áp tội phạm trong lĩnh vực động thực vật hoang dã sẽ là một trong những mục đầu tiên cắt giảm ngân sách.

* Hiện, có hai luồng đánh giá đối với tình trạng buôn bán sừng tê giác trái phép ở VN. Một là coi VN là điểm trung chuyển chính, nơi các đầu nậu đưa sừng tê vào VN và xuất khẩu lậu sang Trung Quốc. Hai là coi VN là điểm tiêu thụ chính lượng sừng tê nhập lậu. Còn quan điểm của bà ?

- Với tôi, việc xác định Việt Nam là nước tiêu thụ hay trung chuyển là chi tiết quan trọng, giúp chúng ta cách giải quyết vấn đề, nhưng đó chỉ là một chi tiết.

Cuộc khủng hoảng liên quan tới tê giác, hổ hay một số loài đặc trưng của Việt Nam đang bị đe dọa đã vượt ra khỏi vấn đề trung chuyển hay tiêu thụ, điều đó liên quan tới trách nhiệm của mọi công dân.

* Trước thực trạng đó, TRAFFIC có khuyến nghị nào cho Việt Nam không?

- Tăng cường thực thi luật pháp, một trong những lời khuyên mà tất cả các quốc gia đều có thể áp dụng, song các nước không có đủ nguồn lực.

Vì vậy, hợp tác ở cấp độ quốc gia, quốc tế, hợp tác với các tổ chức phi chính phủ trong việc xây dựng năng lực là rất cần thiết.

Ở đây, công chúng đóng vai trò quan trọng: Thông báo những vụ việc họ biết, hỗ trợ thực thi chính sách, xử lý nhu cầu với các loài động vật hoang dã.

Đây không phải là chuyện Chính phủ VN hay bất cứ chính phủ nào khác có thể tự giải quyết một mình.

* Nhưng điều gì cần thiết để dẫn dắt cuộc chiến này: Cam kết chính trị ở cấp cao hay sự tham gia tích cực của người dân?

- Cam kết ở cả hai cấp độ đều quan trọng. Cam kết của lãnh đạo cấp cao vô cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn lực, đẩy mạnh thực thi... Nhưng thiếu cam kết từ người dân, cam kết ở cấp cao sẽ không phát huy.

* Vậy, có ví dụ nào VN có thể học tập để bảo tồn động thực vật hoang dã không, thưa bà?

- Rất tiếc là không. Đây cũng là một vấn đề. Chúng ta đang nói chuyện về tình hình ở VN, nhưng đó cũng là chuyện của Campuchia, Lào, Thái Lan, Úc, Mỹ...

Sản phẩm mỗi nơi có thể khác, lý do cụ thể cũng khác, nhưng nội dung vẫn thế. Không may ở thời điểm này, chúng ta chưa thể chỉ ra được một quốc gia nổi bật trong việc ngăn chặn buôn bán động, thực vật hoang dã.

* Cảm ơn bà!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nhu cầu sừng tê giác vẫn tăng, bất chấp nỗ lực ngăn chặn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO