Nhận diện lại "đặc quyền văn hóa Tết"

THIÊN THANH| 01/02/2015 03:25

Người bạn gọi điện bảo, có kế hoạch cụ thể gì cho thị trường Nhật thì chuẩn bị gấp, bạn có chuyến công tác đến Nhật vào giữa tháng 2.

Nhận diện lại

Người bạn gọi điện bảo, có kế hoạch cụ thể gì cho thị trường Nhật thì chuẩn bị gấp, bạn có chuyến công tác đến Nhật vào giữa tháng 2.

Đọc E-paper

Xem lịch, thấy đó là mấy ngày cao điểm chuẩn bị và ăn Tết Ất Mùi. Thắc mắc một hồi mới vỡ lẽ, một đoàn công tác của phía Việt Nam phải lên đường để kịp làm việc với lãnh đạo một thành phố ở Nhật đúng vào ngày 28 đến mùng 2 Tết Ất Mùi sắp tới.

Bạn tôi đã ngần ngừ, suy nghĩ mãi trước khi quyết định đồng ý tham gia đoàn công tác này vào thời điểm quan trọng nhất trong năm như thế.

Lại thắc mắc, biết là người Nhật đã bỏ cái Tết truyền thống cách đây gần 140 năm để đón Xuân theo Dương lịch, thật sự hội nhập với văn hóa phương Tây nhưng vẫn đem theo tất cả tập tục truyền thống của mình vào ngày đầu năm Dương lịch.

Họ biết người Việt vẫn coi trọng phong tục đón Xuân theo Âm lịch, vậy tại sao lại xếp lịch tiếp đón đoàn doanh nhân Việt vào đúng ba ngày Tết? Bạn tôi, một người đã làm việc với các đối tác Nhật Bản 20 năm, lý giải, hầu như người Nhật không còn quan tâm đến khái niệm đón Tết theo Âm lịch.

Thời gian đã gầy dựng nên nhiều thế hệ người Nhật mới đồng cảm với văn hóa đón Xuân theo Dương lịch, họ vô tình xếp lịch như vậy thôi. Người Nhật đón Xuân theo Dương lịch, và không khí lễ hội cũng chỉ gói gọn trong tuần lễ nghỉ Giáng sinh và Tết tây.

Ngay sau đó, cuộc sống, công việc trở lại bình thường với nhịp độ cao. Vì vậy, ở nước Nhật không còn phải tranh luận về việc giữ truyền thống theo Dương lịch hay Âm lịch như đối với người Việt hiện nay.

Có lẽ đối với văn hóa người Việt hiện nay, truyền thống văn hóa Tết càng cần phải giữ gìn hơn bao giờ hết. Nhưng vấn đề nặng nề đối với tâm lý xã hội, ảnh hưởng đến kinh tế là thói quen chuẩn bị và đón Tết kéo dài khoảng 20 ngày. Những vùng phía Bắc vừa trở lại làm việc thì lại đối diện với nạn lễ chùa và dự hội tháng Giêng ở các đình, chùa.

Chưa ai tính được sự thiệt hại của nền kinh tế trước thói quen đình trệ và giảm năng suất lao động trong thời gian Tết trước thời kỳ hội nhập sâu như hiện nay. Những con số đưa ra có một tầm nhìn khá ngắn, Tết có sức mạnh kích cầu, thúc đẩy nền sản xuất trong nước giải phóng được hàng hóa, tạo việc làm cho công nhân.

Chợt nhớ lại chuyện một nửa nhân viên kinh doanh ở các công ty sản xuất hàng xuất khẩu ở đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc) chuyên làm ca đêm. Họ làm việc, uống cà phê, mua sắm vào nửa đêm để giữ nhịp liên lạc với đối tác, làm ăn, ký hợp đồng với nửa bán cầu có múi giờ chênh lệch.

Thức theo họ là tiệm cà phê, trung tâm thương mại, vận tải và nhiều ngành khác. Tức là có một phần ba thành phố tiếp tục hoạt động, làm ăn với cả thế giới.

Còn chúng ta, một cái Tết say sưa, chè chén, chúc tụng kéo dài từ 20 tháng Chạp đến gần Rằm tháng Giêng, mọi hoạt động sản xuất, giao thương với bên ngoài đều trì trệ, tâm thế sử dụng dịp Tết truyền thống như một "đặc quyền văn hóa", thật lỗi thời!

>Quà Tết
>
Tôi đã hiểu thế nào là “ăn tết”
>Trăm khó đổ tội... Tết

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nhận diện lại "đặc quyền văn hóa Tết"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO