Không muốn "vàng hóa", phải xử lý từ gốc

HẢI VÂN thực hiện| 12/12/2012 09:10

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra những biện pháp để "bịt các lỗ hổng" mà các ngân hàng thương mại (NHTM) có thể dùng để huy động vàng, cho vay vàng. Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nói: "Không thể hiệu quả, bởi đó không phải là giải pháp".

Không muốn

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra những biện pháp để "bịt các lỗ hổng" mà các ngân hàng thương mại (NHTM) có thể dùng để huy động vàng, cho vay vàng. Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nói: "Không thể hiệu quả, bởi đó không phải là giải pháp".

Đọc E-paper

* Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 3/12/2012 đã ban hành quy định về dịch vụ quản lý, bảo quản, giữ hộ vàng. Theo đó, các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện dịch vụ, không trả lãi, lợi tức, phí và các hình thức khác cho khách hàng. Ông nhận định thế nào về quy định này?

- Bây giờ, người dân lỡ mua vàng rồi, mang tới các ngân hàng gửi, ngân hàng bắt đóng phí là hợp lý, bởi họ làm dịch vụ giữ vàng. NHNN cấm các ngân hàng không được trả tiền phí, lợi tức... cũng hợp lý, bởi NHNN đã cấm huy động vàng thì các NHTM, TCTD, không thể trả tiền huy động, dù dưới hình thức nào.

 Nhưng nó không hợp lý ở chỗ, chính NHNN đã tạo ra những điều kiện ấy. Bây giờ anh có một thị trường đầu cơ vàng rồi chính anh lại đi lo quản lý thị trường vàng, lo xử lý những chuyện phát sinh từ mua, bán vàng, lo sản xuất độc quyền vàng miếng, lo giá vàng tăng giảm...

* Ông giải thích thế nào về việc các ngân hàng, TCTD làm dịch vụ giữ vàng và thu phí?

- Từ chỗ cấm huy động vàng, không được trả lãi huy động, các NHTM, TCTD vẫn lách luật để huy động. Bây giờ, thay vì huy động và trả lãi, các ngân hàng kêu gọi người dân màng vàng đến ngân hàng giữ hộ và sẽ tính một số phí. Đây là một cách né tránh việc trả lãi mà thôi. 

Tuy nhiên, một điều quan trọng hơn, NHNN nói không muốn đô la hóa, vàng hóa nền kinh tế, nên đưa ra biện pháp không cho người ta mua vàng rồi gửi ngân hàng và được ngân hàng trả phí. Đó là mục tiêu hợp lý, nhưng nguồn gốc sự việc lại ở chỗ khác.

Mỗi một năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD vàng, bằng một nửa số USD thu về từ xuất khẩu gạo. Anh không muốn vàng hóa, tại sao lại nhập khẩu lượng vàng lớn như vậy về bán cho dân và cho các tiệm vàng mua, bán vàng tự do. Như vậy, lời nói không đi đôi với việc làm.

* Như vậy là có vấn đề trong chính sách huy động vàng hiện nay?

- Trong nhân dân còn từ 300 - 500 tấn vàng, đó là tài sản của quốc gia nằm trong tay người dân. Người dân mua vàng, trữ vàng vì nhiều lý do. Muốn số tiền đó đi vào nền kinh tế, NHNN phải có chính sách cho rõ ràng.

Chẳng hạn, việc huy động vàng trong dân, NHNN phải nghĩ cách để huy động được khối tài sản của quốc gia đấy để phục vụ cho phát triển, mà phát triển phải có lợi cho nền kinh tế và có lợi cho những người có vốn đầu tư vào vàng. NHNN cần suy nghĩ trong điều kiện ấy.

* Theo ông, những giải pháp như vậy mang lại hiệu quả như thế nào về quản lý nhà nước và thị trường?

- Không thể hiệu quả, bởi đây không phải là giải pháp, còn nếu bày ra để mà tiêu cực lại là chuyện khác. Trên thực tế, chúng ta không có lý do gì để duy trì thị trường vàng miếng, cũng không có lý do gì để vì quyền lợi của các tiệm bán vàng mà mỗi năm dành tới 2 tỷ USD cho nhập khẩu vàng.

Số ngoại tệ đó có thể dùng vào nhiều việc khác cho mục tiêu phát triển. Câu hỏi đặt ra: Tại sao phải làm như thế, ai sẽ mua số vàng miếng này?

Không muốn vàng hóa, NHNN phải xử lý từ gốc, bằng quy định: Cấm nhập khẩu, cấm mua, bán vàng miếng (chỉ cho mua bán vàng trang sức), cấm huy động vàng dưới mọi hình thức. Vi phạm, đồng nghĩa với vi phạm hình sự, buôn bán hàng quốc cấm.

Người dân có vàng miếng có thể tới NHNN bán lấy tiền. Như vậy sẽ yên mọi chuyện về thị trường vàng miếng và việc đó nằm trong tầm tay của NHNN.

* Cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Không muốn "vàng hóa", phải xử lý từ gốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO