Không cứu bằng mọi giá, mọi đối tượng

P.V| 01/08/2012 05:14

DN nào sức khỏe quá yếu, dù có bơm vốn cũng không vượt qua được khó khăn, không có phương án kinh doanh khả thi để vực dậy trong tương lai thì chúng ta cũng nên kiên quyết loại bỏ”.

Không cứu bằng mọi giá, mọi đối tượng

“Ngành ngân hàng (NH) đang cố gắng hết sức để đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) giải quyết vướng mắc, nhất là đối với các khoản vay giá cao trước đây, để DN bớt khó khăn. Nhưng cũng phải thẳng thắn với nhau rằng, tháo gỡ khó khăn cũng phải đúng địa chỉ. DN nào sức khỏe quá yếu, dù có bơm vốn cũng không vượt qua được khó khăn, không có phương án kinh doanh khả thi để vực dậy trong tương lai thì chúng ta cũng nên kiên quyết loại bỏ”.

Đọc E-paper

Đây là những lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của Thống đốc ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp - ngân hàng do NHNN và UBND TP.HCM tổ chức cuối tuần qua, phần nào đã thể hiện rõ quan điểm của NHNN từ nay đến cuối năm.

Nhiều năm công tác tại NHNN, Thống đốc khẳng định chỉ cần nghe qua, ông có thể biết được “sức khỏe” của DN như thế nào. Lấy câu chuyện ông Nguyễn Trí Kiên, Giám đốc Công ty May túi xách Minh Tiến (chuyên sản xuất cặp học sinh, vali, túi xách...) làm ví dụ. Cụ thể, mỗi năm công ty cần 40 tỷ đồng để sản xuất nhưng các NH lắc đầu khi biết công ty thế chấp hàng tồn kho.

Theo ông Kiên, mỗi năm công ty chỉ sản xuất 400.000 sản phẩm cặp học sinh trong khi nhu cầu của thị trường lên tới 23 triệu sản phẩm, vậy tại sao NH không cho công ty vay?

Ngoài ra, công ty muốn đầu tư nhà máy mới chuyên sản xuất khóa dây kéo nhưng không vay được vốn để phát triển trong khi thị trường này đang rất lớn, công ty sản xuất không kịp tiêu thụ.

Tiềm năng phát triển của công ty rất lớn, vậy mà mỗi năm công ty cần 40 tỷ đồng để sản xuất nhưng chỉ được NH thẩm định cho vay có 6 tỷ đồng đảm bảo (kể cả tín chấp). Vì vậy, ông Kiên khẳng định với Thống đốc: “Các NH thương mại đang rất thụ động, không chủ động phân tích hiệu quả và sản phẩm có khả năng phát triển của DN khiến DN khó tiếp cận vốn vay”.

Trước lý lẽ của ông Kiên, Thống đốc khẳng định, tài chính của Công ty Minh Tiến có vấn đề chứ không phải NH làm khó. Nếu cảm thấy mình đủ năng lực như đã trao đổi, công ty Minh Tiến có thể trao đổi tiếp với NHNN để được giải ngân, ngược lại, các DN phải tự hoàn thiện mình, chứ không nên than vãn theo phong trào, ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống tài chính.

Đồng thời, DN nào đang cho rằng mình muốn vay mà không được các NH thương mại giải quyết cho vay thì có thể cầm hồ sơ đến NHNN chi nhánh xử lý. Nếu vẫn không giải quyết được, có thể gặp trực tiếp Thống đốc NHNN giải quyết.

Thực ra, tồn kho của DN cũng là vốn NH. Bởi tồn kho bao nhiêu thì nợ quá hạn NH bấy nhiêu, chuyển qua nợ xấu. Cũng theo người đứng đầu NHNN, NH là đơn vị tài chính trung gian, huy động tiền của dân, DN rồi cho vay nên phải đảm bảo lợi ích tiền gửi của người gửi tiền trước tiên.

Về điều này, Thống đốc mong DN cũng phải chia sẻ với cái khó của ngành NH. Ngoài ra, vấn đề của DN không chỉ nằm ở vốn, mà còn ở chỗ hàng tồn kho, đòi hỏi DN phải nỗ lực hơn. Thiết nghĩ, các DN nên suy nghĩ tồn kho ở một mức nào đó thì nên giải phóng dù lỗ. Bởi lỗ hôm nay sẽ là cơ hội của ngày mai.

Chí ít, đó cũng là cơ hội tồn tại hơn là để tồn mãi sẽ chết. Sắp tới sẽ đẩy nhanh tốc độ giải ngân các dự án đầu tư công để giải quyết lượng tồn kho về sắt thép..., giúp các DN xoay vốn dễ dàng hơn

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Không cứu bằng mọi giá, mọi đối tượng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO