Khoác "áo mới" cho những câu chuyện cổ

BÍCH HỒNG| 24/11/2017 01:09

Hãy mạnh dạn tạo môi trường phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ em ngay từ việc đổi mới ý nghĩa của những câu truyện cổ!

Khoác

Hãy mạnh dạn tạo môi trường phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ em ngay từ việc đổi mới ý nghĩa của những câu truyện cổ!

Đọc E-paper

Hôm qua, đứa cháu học lớp ba nhờ hướng dẫn làm bài văn nêu ý nghĩa, mục đích của truyện cổ Bộ quần áo mới của hoàng đế của nhà văn Hans Christian Andersen (Đan Mạch) rất nổi tiếng. 

Bỗng mỉm cười nhớ lại hồi còn bé tôi cũng từng đọc và thích truyện này, từng phê phán sự ngu ngốc của vị hoàng đế và các quan lại trước sự gian dối của hai người thợ dệt lừa đảo. Cháu tôi cặm cụi ghi chép những dòng chữ mà cách đây mấy chục năm tôi cũng từng viết vào lứa tuổi lên tám: "Truyện không chỉ châm biếm cách sống xa hoa, phù phiếm của hoàng đế và thói xu nịnh của bọn nịnh thần, mà còn lên án tâm lý a dua theo đám đông, không cần biết đúng, sai của số đông người trong xã hội".

Tôi xem lại bản gốc câu chuyện và thấy nhà văn đã viết lại theo tinh thần của văn học Tây Ban Nha thời trung cổ, làm cho tươi mới và giúp trẻ em dễ tiếp nhận. Cháu tôi có vẻ thích lắm, nó cười như nắc nẻ trước hành động của bọn vua quan dốt nát, rởm đời.

Nhà văn Hans Christian Andersen sống cách chúng ta 150 năm, những lời khuyên trong bối cảnh Tây Ban Nha thời trung cổ cách chúng ta khoảng 1.000 năm. Câu chuyện có phần đúng về mặt đạo đức xã hội như cháu tôi nêu trong bài văn của nó. Nhưng tôi nghĩ thời gian trôi qua, truyện cổ đã bộc lộ rất nhiều hạn chế, chẳng hạn như nó chặn đứng sự tưởng tượng và óc sáng tạo của những đứa trẻ.

Tại sao không suy nghĩ tích cực hơn là ngoài việc yêu thích thời trang, vị hoàng đế nọ còn tìm kiếm sự đột phá về may mặc thông qua cách nói tượng trưng "ai là kẻ nịnh nọt hoặc ngu xuẩn thì không cách nào nhìn thấy được bộ quần áo". Và ngài đã tạo cơ hội cho tư duy sáng tạo phát triển. Hoàng đế chỉ xui xẻo khi gặp phải hai tên thợ dệt lưu manh và bản thân ngài cũng không đủ tự tin để nhìn thẳng vào sự thật.

Trong thời đại cách mạng công nghệ, chúng ta dạy trẻ em phải hết sức chọn lọc những di sản tiền nhân để lại. Bởi một bộ quần áo thông thái có thể được phát minh. Hiện nay, một số trường đại học công nghệ nước ngoài đã hướng sinh viên nghiên cứu các ứng dụng thông minh trong dệt may. Ví dụ như những thành tựu về loại vải không cần giặt bằng nước và hóa chất, loại bỏ chất bẩn, giết vi khuẩn bằng ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng đèn điện trong phòng.

Những ứng dụng này đang được phát triển để sản xuất đại trà và sử dụng trong các bệnh viện, nơi bệnh nhân nằm tại chỗ nhưng vẫn cần diệt khuẩn ở drap, gối và quần áo. Ngoài sự tiện lợi, sử dụng ánh sáng "giặt giũ” sẽ giúp tiết kiệm nước, không dùng bột giặt sẽ góp phần hạn chế thải hóa chất độc hại vào môi trường.

Tôi chỉ đưa ra một ví dụ trong muôn vàn ứng dụng thông minh đang được triển khai trong ngành dệt may. Các nhà khoa học đã không ngừng sáng tạo để làm ra những sản phẩm mà cách nay chừng vài thập niên chúng ta còn không có khái niệm về những sản phẩm đó trong suy nghĩ, chứ đừng nói làm ra trong thực tế.

Con người đang đi từ cuộc cách mạng này đến cuộc cách mạng khác. Những tiêu chuẩn "chân - thiện - mỹ” không thay đổi, nhưng chúng ta phải chấp nhận rất nhiều chân lý, những đúc kết kinh nghiệm sống của cha ông đang bộc lộ sự "lệch pha" với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, với xu thế hội nhập văn hóa và toàn cầu hóa.

Nếu cứ khư khư giữ câu chuyện với ý nghĩa châm biếm cũ thì có thể rồi đây chính con cháu sẽ cười "sự giới hạn tư duy" của chúng ta hôm nay. Hãy mạnh dạn tạo môi trường phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ em ngay từ việc đổi mới ý nghĩa của những câu truyện cổ!

>>Khoảng trống của sự tưởng tượng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Khoác "áo mới" cho những câu chuyện cổ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO