Đường dài - tăng trưởng ngắn

NGUYÊN BẢO| 10/12/2014 05:21

Hạn chế về hạ tầng đang gây khó khăn cho các địa phương trong vấn đề kêu gọi nhà đầu tư.

Đường dài - tăng trưởng ngắn

Hạn chế về hạ tầng gây khó khăn cho các địa phương trong vấn đề kêu gọi nhà đầu tư (NĐT).

Đọc E-paper

Đội tuyển bóng đá Việt Nam vừa thắng đội tuyển bóng đá Malaysia 2-1 tại trận bán kết lượt đi trên sân Shah Alam. Chiến thắng này làm nức lòng người hâm mộ Việt Nam.

Gác lại chiến thắng của đội nhà và cách hành xử không lấy gì đẹp mặt của một số cổ động viên quá khích Malaysia, điều tôi quan tâm là trước khi đá trận này, tuyển Việt Nam chỉ mất 30 phút để di chuyển bằng ô tô từ sân bay về khách sạn Hilton Salangor trên chặng đường khoảng 60km.

Trong khi, tại Việt Nam, để đi từ TP.HCM về Tiền Giang trên tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương (chiều dài 61,9 km, về lý thuyết là mất 30 phút nhưng trên thực tế phải mất 1 tiếng đồng hồ.

Nhưng như thế đã là tiến bộ vì khi chưa có cao tốc, hành khách phải mất tiếng rưỡi để đi từ TP.HCM về ngã ba Trung Lương. Và cũng đỡ "ngán" hơn "cái đoạn trường" ngồi ô tô 7 giờ đồng hồ để di chuyển từ TP.HCM đi Phan Thiết chỉ với tổng chiều dài 180km. Điều này quả là thử thách lòng kiên nhẫn với các NĐT và du khách.

Tại buổi động thổ khu nhà ở công nhân KCN Hàm Kiệm II - Bitas (nằm cách TP.Phan Thiết khoảng 28km), bà Lai Kim, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Bình Tân, chủ đầu tư dự án cho biết, KCN đã đi vào hoạt động từ năm 2008, đến nay mới thu hút được 6 NĐT vào thuê đất (với diện tích 38,9/433ha).

Con số này thấp hơn so với chỉ tiêu mà Công ty đề ra và một trong những nguyên nhân ảnh hướng đến tình hình thu hút đầu tư được xác định là do khoảng cách địa lý.

Khi khảo sát địa điểm, NĐT luôn so sánh chi phí và điều kiện vận chuyển hàng hóa đến cảng, sân bay, đến TP.HCM..., họ ưu tiên những khu vực đặt nhà máy thuận tiện cho việc vận chuyển nguồn nguyên liệu, hàng hóa và gần với nơi tập trung nguồn nhân lực.

Hiện nay, ở Bình Thuận, sân bay Phan Thiết cũng đã được phê duyệt và đang trong quá trình làm việc với doanh nghiệp đầu tư dự án, giải phóng mặt bằng... (dự kiến khởi công vào cuối tháng 12/2014).

Đây được xem là một trong những giải pháp để gỡ nút thắt về mặt khoảng cách địa lý của Bình Thuận nhưng không ít NĐT (doanh nghiệp đầu tư khu nghỉ dưỡng, hạ tầng KCN, sản xuất...) lại bày tỏ quan điểm, đối với Bình Thuận chỉ nên ưu tiên xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết (điểm đầu nối vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây), thay vì cảng hàng không.

Vì với chiều dài 180km, nếu có đường cao tốc thì thời gian di chuyển từ TP.HCM đến TP. Phan Thiết chỉ mất chưa đầy 1 giờ 30 phút (trong trường hợp được chạy với vận tốc 120km/h). NĐT ngoại muốn đến Phan Thiết chỉ cần xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất rồi di chuyển bằng ô tô đến Bình Thuận.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đường dài - tăng trưởng ngắn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO