Đi xóm

NĂM CHẢNH| 06/08/2009 03:08

Mấy trăm năm trôi qua, “đi xóm” là một từ đã ăn sâu vào tiềm thức dân miệt vườn, nó trở thành từ địa phương rất hay chỉ nơi chốn, vừa chung chung, vừa cụ thể.

Đi xóm

Mấy trăm năm trôi qua, “đi xóm” là một từ đã ăn sâu vào tiềm thức dân miệt vườn, nó trở thành từ địa phương rất hay (chưa có trong Từ điển tiếng Việt) chỉ nơi chốn, vừa chung chung, vừa cụ thể.

“Ba đâu con?”. “Dạ ba con đi xóm”. “Bà nội đâu anh?”. “Bà nội đi xóm hổm rày”. “Thằng Đực biết chị Hai đâu không?”. “Chị Hai mới đi xóm”.Câu hỏi đầu có thể hiểu ai đó hỏi một đứa bé về ba của nó và nó chỉ biết là ba đi vắng. Câu hỏi thứ hai có thể hiểu một người ở xa đến nhà người bà con, không thấy bà nội và được cho biết là đã đi đâu đó mấy ngày rồi. Câu hỏi thứ ba có thể hiểu một người nhà hỏi về một người nhà và được trả lời mới đi đâu đó.

Qua ba câu hỏi và cách trả lời ấy, có thể thấy, dân miệt vườn dùng chung một từ “đi xóm” để chỉ một ai đó trong gia đình đã ra khỏi nhà “đi công chuyện”, dù là sang thôn khác, xã khác, thậm chí lên thành phố.

Vì sao dân miệt vườn không có câu trả lời người nhà đi đâu một cách cụ thể, trừ khi có chuyện khẩn hay người hỏi muốn biết người đi xóm là đến nơi nào?

Ngay cả sau khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh được lệnh của chúa Nguyễn Phúc Chu vào Nam kinh lược và thiết lập bộ công quyền, đặt nền pháp trị và xác định cương thổ quốc gia (đầu xuân Mậu dần - năm 1698), rồi thanh tra đất Sài Gòn rồi đặt hai đơn vị hành chánh đầu tiên tại Nam bộ là huyện Phước Long và huyện Tân Bình, dưới quyền của phủ Gia Định, thì rải rác đó đây, những người tiên phong mở đất phương Nam bấy giờ thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã tụ tập thành xóm ấp, dù rất thưa thớt, có nơi nhà này qua nhà khác phải chèo xuồng nửa buổi hay băng đồng, lội bưng mỏi gối chồn chân. Nói đến đi xóm, dù thăm viếng ai đó hay tìm nhà anh chị sui tương lai, có khi là rủ rê nhau nhậu, với dân khẩn hoang đã là đi xa, có khi mấy ngày mới về.

Mấy trăm năm trôi qua, “đi xóm” là một từ đã ăn sâu vào tiềm thức dân miệt vườn, nó trở thành từ địa phương rất hay (chưa có trong Từ điển tiếng Việt) chỉ nơi chốn, vừa chung chung, vừa cụ thể. Chung chung vì nói “đi xóm” đồng nghĩa với “đi vắng”, cụ thể là đã đến một nơi nào đó mà có khi người nhà không biết, nhất là trẻ con.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đi xóm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO