Cơ chế xin - cho nảy sinh tham nhũng

08/09/2012 05:40

Thể chế chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực chưa minh bạch, chưa xóa được cơ chế xin - cho là điều kiện dung dưỡng, làm nảy sinh tham nhũng", Thanh tra Chính phủ nhận định.

Cơ chế xin - cho nảy sinh tham nhũng

"Thể chế chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực chưa minh bạch, chưa xóa được cơ chế xin - cho là điều kiện dung dưỡng, làm nảy sinh tham nhũng", Thanh tra Chính phủ nhận định.

Các đại biểu quốc tế tham gia Hội nghị.

Tại Hội nghị truyền thông báo cáo quốc gia thực thi Công ước Liên Hợp quốc về chống tham nhũng của Việt Nam tổ chức ngày 7/9, Thanh tra Chính phủ cho biết, Việt Nam tham gia ký công ước ngày 10/12/2003, chính thức có hiệu lực từ ngày 18/9/2009.

Lộ trình thực hiện Công ước theo 3 giai đoạn: từ khi ban hành kế hoạch đến hết năm 2011, từ năm 2012 đến 2016, từ năm 2016 đến năm 2020.

Việc thực hiện giai đoạn I của kế hoạch thực thi Công ước đã đạt được một số kết quả quan trọng. Tuy nhiên, còn một số hạn chế, khiến công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt được mục tiêu “ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng” như Nghị quyết Trung ương 3 khóa X đề ra.

Tại hội nghị, Thanh tra Chính phủ thẳng thắn chỉ ra, một số cơ quan, đơn vị, người đứng đầu chưa quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng chống tham nhũng. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong đó có những người giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, pháp luật của Nhà nước...

Hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp; đối tượng tham nhũng có cả những người có nhiều công lao, thành tích và cống hiến.

Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng chưa đủ sức động viên. Một số nơi có trình trạng những việc làm đúng, gương người tốt không được đề cao, bảo vệ; những sai sót, vi phạm không được phê phán, xử lý nghiêm minh...

Đặc biệt, Thanh tra Chính phủ nhận thấy thể chế chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực còn sơ hở, chưa minh bạch, chưa xóa được cơ chế "xin - cho". Đây được cho là điều kiện dung dưỡng và làm nảy sinh tham nhũng, nhất là trên lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, mua sắm công, tổ chức cán bộ, quản lý doanh nghiệp nhà nước...

Nhiều quy định của Luật Phòng chống tham nhũng và các văn bản dưới luật khi triển khai bộc lộ hạn chế như: kê khai tài sản, thu nhập còn hình thức, xử lý trách nhiệm người đứng đầu chưa nghiêm…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cơ chế xin - cho nảy sinh tham nhũng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO