Căn cơ và sáng tạo - Mô hình vượt khủng hoảng của thế giới

04/10/2012 03:51

Khi cả thế giới lâm vào khủng hoảng, khó khăn thì vẫn có những nền kinh tế vững vàng và duy trì được nhịp độ phát triển tốt. Bí quyết của họ rất đơn giản: Hoạch định chính sách căn cơ và luôn ưu tiên ưu tiền cho nghiên cứu sáng tạo để duy trì một nền tảng vững nhưng luôn tạo ra những động lực phát triển mới.

Căn cơ và sáng tạo - Mô hình vượt khủng hoảng của thế giới

Khi cả thế giới lâm vào khủng hoảng, khó khăn thì vẫn có những nền kinh tế vững vàng và duy trì được nhịp độ phát triển tốt. Bí quyết của họ rất đơn giản: Hoạch định chính sách căn cơ và luôn ưu tiên ưu tiền cho nghiên cứu sáng tạo để duy trì một nền tảng vững nhưng luôn tạo ra những động lực phát triển mới.

Chính sách căn cơ

Một trong những vấn đề đau đầu nhất của nền kinh tế châu Âu hiện nay là thất nghiệp. Tuy nhiên, trong khi nhiều nước đang phải đối mặt với khủng hoảng việc làm thì Bắc Âu trong đó có Đức, Hà Lan và Scandinavia, đây không phải là vấn đề lớn.

Tỷ lệ thất nghiệp của Đức vào mùa hè năm ngoái là 5,5% trong khi tỷ lệ thanh niên không có việc làm là 8%, một mức được cho là thấp so với nhiều nền kinh tế thu nhập cao khác.

Làm thế nào mà Bắc Âu có thể đạt được điều đó. Thực tế cho thấy, họ đều áp dụng những chính sách thị trường lao động chủ động và tích cực như thời gian làm việc linh động, phối hợp nhịp nhàng giữa giáo dục và doanh nghiệp, tạo cơ hội cho người học… Về cơ bản, đó là những chiến lược dài hạn, đầu tư có chiều sâu mà những nước này đã hoạch định và kiên trì theo đuổi trong nhiều năm qua.

Tương tự, trong thời buổi mà cuộc khủng hoảng ngân sách hoành hành nhiều quốc gia thì Đức, Thụy Điển và Thụy Sĩ lại vận hành những nguồn ngân sách tương đối ổn.

Cả 3 nước này dựa vào nguyên tắc điều chỉnh ngân sách theo chu kỳ. Và họ đều có những phương án dự phòng cơ bản để kiểm soát việc chi tiêu.

Một trong số đó là quy định độ tuổi nghỉ hưu thấp nhất là 65 giúp họ giữ chi phí công ở mức thấp hơn so với Pháp, Hi Lạp. Hai nước này quy định độ tuổi nghỉ hưu tương đối thấp (60 hoặc thấp hơn) và chính điều này đã kéo theo chi phí lương hưu tăng vọt.

Khi mà chi phí y tế gia tăng, hầu hết các quốc gia có thu nhập cao như Canada, các nước phía Tây EU và Nhật Bản đang cố gắng để giữ tổng chi phí y tế dưới 12% GDP, trong khi đó Mỹ lại chi đến gần 18% GDP. Một báo cáo mới đây của Viện Y Dược Hoa Kỳ, hệ thống y tế được cho là “vì lợi nhuận” của Mỹ đã lãng phí đến 750 tỷ USD (tương đương 5% GDP).

Trong bối cảnh giá xăng dầu leo thang chóng mặt, một số quốc gia đã tạo được sự khác biệt thực sự trong việc sử dụng hiệu quả năng lượng. Thụy Sĩ, Đan Mạch là những cái tên như vậy.

Trong thời buổi biến đổi khí hậu, một số quốc gia đang nỗ lực để chuyển sang nền kinh tế “sạch” với lượng khí thải carbon thấp. Trung bình, các nước giàu thải 2,3 kg CO2 cho mỗi kg năng lượng (quy đổi ra dầu mỏ). Nhưng con số của Pháp chỉ là 1,4 kg bởi sự thành công của họ khi thực hiện những dự án năng lượng hạt nhân an toàn với chi phí thấp. Thụy Điển, với hệ thống thủy điện thậm chí còn thấp hơn, chỉ 0,9 kg.

Đầu tư nghiên cứu, sáng tạo

Và khi mà cạnh tranh công nghệ ngày càng khốc liệt thì một số quốc gia đã tăng cường hỗ trợ tài chính cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Mỹ tiếp tục vượt trội với khoản chi khủng dành cho hành trình khám phá sao Hỏa và nghiên cứu cấu trúc gen mặc dù họ cũng đang phải đứng trước những áp lực về cắt giảm chi ngân sách.

Trong khi đó, Thụy Điển và Hàn Quốc khá mạnh tay chi cho R&D (3,5% GDP), Israel cũng nghiêm túc đầu tư vào sự nghiệp này khi chi đến 4,7% GDP.

Brazil là một cái tên ấn tượng trong thời gian gần đây. Họ mở rộng hoạt động giáo dục đại chúng. Những chương trình cải cách đã mang lại cho người nghèo cơ hội cải thiện tình hình tài chính. Người nghèo đang đi lên nhanh chóng. Và đương nhiên, kết quả của nó là bất bình đẳng thu nhập tại nước này giảm đáng kể.

Và trong bối cảnh mà sự lo lắng luôn hiện hữu trong mỗi người thì Bhutan đang đặt ra cho mình nhiệm vụ lý giải về ý nghĩa của hạnh phúc. Trong hành trình tìm kiếm một xã hội cân bằng hơn mà ở đó có sự hài hòa giữa một nền kinh tế thịnh vượng, một xã hội đoàn kết và một môi trường bền vững, Bhutan được thế giới biết đến với mưu cầu về chỉ số hạnh phúc GNH (Gross National Happiness) hơn là chỉ số GDP.

Nhiều quốc gia khác trong đó có vương quốc Anh cũng đang theo bước Bhutan trong việc tìm hiểu sự thỏa về cuộc sống của những công dân nước mình.

Những quốc gia đang ở bậc thang cao nhất về sự thỏa mãn trong cuộc sống là Đan Mạch, Phần Lan và Na Uy. Costa Rica cũng là một trong số những nước có cuộc sống được cho là hạnh phúc.

Một đất nước hạnh phúc là khi có sự hội tụ của các yếu tố bình đẳng, đoàn kết, dân chủ, bền vững về môi trường và vững mạnh trong các thể chế.

Vậy thế nào là một nền kinh tế kiểu mẫu? Có lẽ là một nền kinh tế có chính sách lao động như Đức, chính sách trợ cấp hưu trí như Thụy Điển, cam kết về tỷ lệ khí thải carbon như Pháp, hệ thống y tế như Canada, khả năng sử dụng năng lượng hiệu quả như Thụy Sĩ, sự nghiệp nghiên cứu khoa học như Mỹ, khả năng chống đói nghèo như Brazil và cuộc sống hạnh phúc như Costa Rican.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Căn cơ và sáng tạo - Mô hình vượt khủng hoảng của thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO