Bí quyết nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp cho con

MAI NGỌC (theo Inc.)| 29/08/2017 05:49

Nếu là một nhà khởi nghiệp, chắc hẳn bạn muốn truyền lại cho con những kỹ năng lãnh đạo mà bạn cảm thấy hữu ích trong cuộc sống của mình.

Bí quyết nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp cho con

Nếu đang hoặc sắp làm cha mẹ, bạn cần suy nghĩ về cách nuôi dạy con cái để chúng phát huy hết khả năng có thể trong cuộc sống sau này.

Đọc E-paper

Nếu là một nhà khởi nghiệp, chắc hẳn bạn muốn truyền lại cho con những kỹ năng lãnh đạo mà bạn cảm thấy hữu ích trong cuộc sống của mình. Sau đây là một số điều có thể ảnh hưởng đến trẻ, giúp nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp và để trẻ trở thành một người có kỹ năng lãnh đạo tốt hơn.

Bạn chính là hình mẫu tốt nhất. Những bài học đầu tiên của trẻ là ở nhà.

Nếu muốn con chăm chỉ, hãy cho trẻ thấy bạn đã nỗ lực để biến giấc mơ thành hiện thực. Nếu muốn con sẵn sàng cho đi, hãy để trẻ thấy rằng bạn tình nguyện dành thời gian đi đâu đó với trẻ.

Cho trẻ những mục tiêu để hoàn thành.
Đây là điều mà bạn có thể làm từ khi con còn bé, thậm chí khi còn là đứa trẻ chập chững, cô/cậu ấy vẫn có thể có một mục đích hoặc sứ mệnh.

Đứa trẻ lớn hơn, các thiếu niên cần có một mục tiêu hoặc dự án nào đó. Như thế, trẻ luôn có điều gì đó để làm và đây là cách dạy con về tính kiên trì, mang lại cho con lòng tự trọng và sự tự tin. Trẻ sẽ học được những kỹ năng mới khi tự làm điều gì đó và học cách giải quyết vấn đề.

Không bao giờ đầu hàng. Sẽ có nhiều lần con trẻ vấp ngã và muốn từ bỏ.

Việc của bạn là cho trẻ biết thậm chí những người thành công nhất, trong quá trình trưởng thành đã nhiều lần vấp ngã trước khi thành công. Hãy cho trẻ hiểu rằng sự kiên trì là rất quan trọng nếu muốn thành công và việc học được điều gì đó từ lỗi lầm của mình và cố gắng để không lặp lại sai lầm là rất đáng giá.

Có định nghĩa thành công của riêng mình. Nếu trẻ muốn ngày nào đó trở thành bác sĩ thú y, hãy tìm cơ hội để trẻ làm tình nguyện viên chăm sóc các loài thú. Nên nhớ rằng định nghĩa về thành công của mỗi người là khác nhau. Việc của bạn là hỗ trợ và giúp trẻ biến định nghĩa này thành một mục tiêu.

Tìm công việc yêu thích. Hãy nói với “người trẻ tuổi của bạn” rằng công việc không thật sự là công việc khi không cảm nhận niềm đam mê. Giúp trẻ tìm việc mà trẻ thích làm và hỏi con làm cách nào để có thể trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực đó. Hãy giúp con hình dung ra những sự chọn lựa.

Giỏi truyền đạt. Những người lãnh đạo giỏi đều là người giỏi truyền đạt.

Hãy nuôi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho con và giúp trẻ thể hiện điều mình muốn. Cho trẻ biết rằng một lời hứa bị phá vỡ thì không bao giờ thật sự có thể sửa chữa được và lời nói chính là một cam kết. Cho trẻ biết cần lắng nghe người khác và suy nghĩ cẩn thận trước khi nói, một khi nói ra thì không thể rút lời.

Hiểu về tinh thần đồng đội. Hiếm có ai từng đạt được bất cứ điều gì to lớn trong sự cô lập hoàn toàn.

Là một doanh nhân khởi nghiệp, bạn có nhiều người cùng làm việc – nhà cung cấp, nhà tiếp thị, chuyên gia kỹ thuật và còn nhiều nữa. Cho trẻ biết tầm quan trọng của việc hợp tác với người khác để làm cho mục tiêu trở thành hiện thực.

Tầm quan trọng của một nhân cách tốt. Những phẩm chất như chăm chỉ, đáng tin cậy, trung thực, tử tế và đáng kính trọng sẽ đưa trẻ tiến xa trong cuộc sống và trong kinh doanh. Cũng nên nhắc lại rằng những điều này cần được thể hiện hằng ngày trong gia đình và trong khi tương tác với con trẻ.

Cho trẻ có không gian để trở thành người mà con mong muốn. Mọi người đều có con đường và mục đích riêng, kể cả con của bạn. Một khi bạn đã đặt nền tảng và trao cho con các công cụ cần thiết, xây dựng hình mẫu cho chúng noi theo, đó là lúc lùi lại và để con trẻ làm điều cần làm. Dĩ nhiên, bạn có thể tiếp tục hỗ trợ con nhưng bạn cần phải “buông” và để trẻ tự bay hoặc té ngã.

>Vợ chồng cùng khởi nghiệp

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bí quyết nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp cho con
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO