Thiệt hại cả ngàn tỉ USD vì tin tặc

13/06/2011 02:18

Nghiên cứu của hãng sản xuất phần mềm diệt virút máy tính McAfee và hãng bảo mật SAIC cho thấy, thiệt hại của các doanh nghiệp do tin tặc trên con số thực tế chắc chắn còn cao hơn vì nạn tin tặc chưa có dấu hiệu được kiểm soát và ngày càng tinh vi, thách thức công nghệ bảo mật.

Thiệt hại cả ngàn tỉ USD vì tin tặc

Nghiên cứu của hãng sản xuất phần mềm diệt virút máy tính McAfee và hãng bảo mật SAIC cho thấy, thiệt hại của các doanh nghiệp do tin tặc trên con số thực tế chắc chắn còn cao hơn vì nạn tin tặc chưa có dấu hiệu được kiểm soát và ngày càng tinh vi, thách thức công nghệ bảo mật.

Sáu triệu phần mềm có mã độc hại

Kevin Poulsen đã ngồi tù ba năm vì tội tấn công vào mạng tổng đài Los Angeles. Hiện tại Poulsen là biên tập viên của trang tin điện tử Wires News. Ảnh: AP

Cách đây không lâu, một nhân viên bất mãn bỏ việc tại một hãng sản xuất xe hơi đa quốc gia mang theo kế hoạch triển khai một mẫu xe mới. Khi kế hoạch này bị rò rỉ, hãng xe hơi này ước tính thiệt hại khoảng 1 tỉ USD do doanh số bán hàng giảm mạnh, công ty phải tăng chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm, cũng như bảo mật thông tin.

Tuy nhiên, hành vi trộm cắp thông tin mật hay tin tặc chưa bao giờ được liệt kê trong dữ liệu thống kê hình sự tại các nước. Từ góc độ doanh nghiệp, người ta chỉ ghi nhận đấy là thiệt hại gây ra bởi “tội phạm mạng”.

Gần đây, các công ty nằm trong danh sách 500 công ty niêm yết hàng đầu ở Mỹ liên tiếp là đích nhắm của tin tặc, với những phi vụ gây thiệt hại cho doanh nghiệp hàng trăm triệu USD. Đã có sáu triệu phần mềm mới có chứa các đoạn mã độc hại bị tung lên mạng trong ba tháng đầu năm 2011, theo thống kê của McAfee.

Từ ngày 17/4 đến 2/6, hãng Sony liên tiếp hứng chịu bảy vụ tấn công khác nhau của tin tặc. George Hotz, tin tặc “nổi tiếng” nhờ vụ bẻ khoá iPhone, đã chọc tức Sony khi công khai các bước tấn công PlayStation 3 – hệ thống được xem là an toàn và bảo vệ tốt. Mạng PlayStation bị sụp trong 23 ngày, thông tin mật của hàng chục triệu thuê bao bị lộ khiến Sony thiệt hại 171 triệu USD.

Ngày 21/5, Lockheed Martin – mạng truy cập từ xa của tập đoàn chế tạo máy bay và vũ khí quốc phòng của Mỹ, dù được bảo vệ bằng SecurID token, đã bị “một cuộc tấn công đáng kể”.

Robert Cringely, chuyên gia bảo mật, cho biết tin tặc có thể lợi dụng lỗ hổng từ hệ thống mạng Lockheed Martin Lockheed Martin để thu thập thông tin nhạy cảm về kế hoạch chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình, thậm chí truy cập vào hệ thống mạng Chính phủ Mỹ.

Tuần trước, Google cáo buộc các tin tặc ở Trung Quốc đã lọt vào được tài khoản email của hàng trăm người, trong đó có quan chức cao cấp Mỹ và Hàn Quốc, và các nhà hoạt động chính trị Trung Quốc. Âm mưu đánh cắp mật mã của người dùng gmail được xác định phát xuất từ thành phố Tế Nam, miền đông Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết Mỹ đánh giá những cáo buộc nêu trên rất nghiêm trọng và cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đang phối hợp cùng Google điều tra vụ tấn công.

Cuộc tấn công không cân xứng

“Tôi nghĩ rằng với sự phổ biến của các thiết bị lưu trữ, trao đổi thông tin, tất cả các nhà cung cấp dịch vụ đều có nguy cơ là nạn nhân của tin tặc, không sớm thì muộn. Vấn đề không chỉ là việc đổ tiền cho công tác bảo mật, mà còn là việc cảnh báo khách hàng/người sử dụng về nguy cơ và những rủi ro của các giao dịch trên mạng”, Andrew Lih, giáo sư tại đại học Nam California, cho biết.

Gene Spafford – chuyên gia bảo mật thuộc đại học Purdue, giải thích nguyên nhân vụ tin tặc tấn công Sony có thể là do những biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mạnh tay của hãng này. Trước đó, Sony cấm truy cập vĩnh viễn đối với người dùng vi phạm bản quyền PlayStation.

Google đã tăng cường đối thoại với người dùng để kêu gọi sự hợp tác chống lại tội phạm mạng.

Năm 2009, 81% giá trị của 500 công ty niêm yết hàng đầu là “tài sản vô hình”, bao gồm công nghệ cấp bằng sáng chế, dữ liệu độc quyền, kế hoạch thị trường. Năm 1985, giá trị thị trường từ tài sản vô hình chỉ 68%.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thiệt hại cả ngàn tỉ USD vì tin tặc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO