500 nhà khoa học tham gia Hội thảo quốc tế trường ĐH Văn Lang

10/04/2019 00:32

Ngày 9/4, Hội nghị Khoa học Quốc tế “Van Lang Goes Global” đã khai mạc tại Cơ sở 3, Trường Đại học Văn Lang quy tụ 500 nhà khoa học Việt Nam và thế giới trong các lĩnh vực: Du lịch, Kiến trúc – Quy hoạch, Môi trường – Kỹ thuật, Công nghệ Sinh học và Mỹ thuật ứng dụng.

500 nhà khoa học tham gia Hội thảo quốc tế trường ĐH Văn Lang

Đây là sự kiện khoa học lớn nhất từ trước đến nay của Trường Đại học Văn Lang nhằm hướng đến kỷ niệm 25 năm thành lập; đồng thời là một trong những hội thảo khoa học quy mô nhất của Tp. HCM năm 2019. Gần 100 nhà khoa học quốc tế và 400 nhà khoa học Việt Nam cùng có mặt trong chuỗi hội thảo khoa học thuộc các lĩnh vực diễn ra song song: Hội thảo Thiết kế bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; Hội thảo Công nghệ Sinh học ứng dụng; Hội thảo Thiết kế cộng đồng - Xu hướng thiết kế Việt Nam 2025; Hội thảo Thành phố thông minh – sáng tạo: Nhận diện thương hiệu Tp.HCM; Hội thảo Du lịch cộng đồng và phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An bày tỏ, gần 500 nhà khoa học uy tín trong nhiều lĩnh vực đến từ 18 nước trên thế giới đã có mặt, thể hiện sự cam kết của họ đối với sự phát triển, đổi mới và hội nhập quốc tế của giáo dục đại học Việt Nam.

Thứ trưởng cũng chia sẻ thêm, đầu năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019 – 2025, trong đó nhấn mạnh đến nhiều mục tiêu, giải pháp quốc tế hóa giáo dục đại học.

van-lang-2-JPG-6028-1554867107.jpg

Sự kiện khoa học lớn của Đại học Văn Lang.

Cùng với toàn ngành giáo dục cả nước triển khai nhiệm vụ, giải pháp nhằm từng bước đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng các hoạt động nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc tế,  Đại học Văn Lang đã nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội. Trong Hội nghị này, các nhà khoa học tập trung trao đổi, tìm kiếm giải pháp tập trung vào các chủ đề: “Giáo dục ứng dụng cho một thế giới toàn cầu hóa; Thiết kế bền vững với biến đổi khí hậu; Công nghệ sinh học ứng dụng; Thành phố Thông minh – sáng tạo; Nhận diện thương hiệu TP. HCM; du lịch cộng đồng và phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa; Hội thảo việc làm cho sinh viên hội nhập quốc tế,…”, 

Trong phiên khai mạc Hội nghị, GS. TS. Johannes Widodo (Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Giám đốc Trung tâm Tun Tan Cheng Lock về Di sản Kiến trúc và Đô thị Châu Á tại Melaka (Malaysia), Tổng biên tập JSEAA (Tạp chí Kiến trúc Đông Nam Á của Đại học Quốc gia Singapore, thành viên thẩm định của UNESCO Châu Á Thái Bình Dương về Bảo tồn di sản văn hóa), GS. TS. Zerrilo Philips Charles - chuyên gia xây dựng thương hiệu, đào tạo marketing - Đại học Quản lý Singapore (SMU); GS. TS. KTS. Nguyễn Trọng Hòa - Chuyên viên cao cấp Viện Nghiên cứu Phát triển Tp.HCM (HIDS) là những diễn giả chính.

Smart and Just: A human- Centred City của GS. TS Johannes Widodo (Đại học Quốc gia Singapore) chỉ ra những giá trị của một đô thị tập trung vào con người với nhìn nhận Thông minh nghĩa là giải pháp lấy con người làm trọng tâm (Smart= Human Centred Solution) là nền tảng cho quản lý những thay đổi một cách thông minh trong bối cảnh mới và phát triển cạnh tranh toàn cầu ngày càng mạnh mẽ. Nhất là trong nền kinh tế số và chia sẻ hiện nay, hàng hóa không được sở hữu mà chúng được tiếp cận bởi các thành viên thông qua nền tảng công nghệ đảm bảo sự công khai, minh bạch, đáp ứng sự lựa chọn, khách hàng hóa để ngày càng gia tăng dịch vụ, thích nghi với thị trường trong tương lai. Như vậy, trước quá trình biến đổi mới không ngừng của thế giới hiện tại và dự báo trong tương lai qua bài bài trình bày “the sharing economy” của GS. Philip C Zerillo, yếu tố con người - văn hóa/ nghệ thuật – giáo dục - môi trường và công nghệ sinh học, kiến trúc và phát triển đô thị – cộng đồng, lan rộng sang lĩnh vực du lịch sẽ tiếp tục là những chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm của các học giả trong nước - quốc tế. 

Hội thảo của các nhà khoa học tại 5 tiểu ban không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ, trao đổi học thuật mà còn giúp xác định những vấn đề cần có sự góp sức của các nhà khoa học để đưa ra giải pháp hiệu quả. Năm tiểu ban sẽ đưa ra đề cương dự án nghiên cứu để giải quyết 5 vấn đề ưu tiên cho Việt Nam và các nước trong khu vực theo định hướng ứng dụng các giải pháp công nghệ kỹ thuật, công nghệ thông tin trong thiết kế bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, xây dựng thành phố thông minh, sáng tạo, phục vụ cộng đồng.    

Hội nghị cũng là nơi diễn ra các hoạt động những ký kết hợp tác giữa Văn Lang với các đối tác về đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
500 nhà khoa học tham gia Hội thảo quốc tế trường ĐH Văn Lang
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO