Săn cổ phiếu trung và dài hạn

HOÀNG LONG| 17/07/2015 08:33

Cổ phiếu dịch vụ tài chính và hạ tầng kỹ thuật dầu khí đang được giới phân tích đánh giá rất cao cho trung và dài hạn.

Săn cổ phiếu trung và dài hạn

Cổ phiếu dịch vụ tài chính và hạ tầng kỹ thuật dầu khí đang được giới phân tích đánh giá rất cao cho trung và dài hạn.

Đọc E-paper

Trong năm 2014, ngành dầu khí không chỉ được chú ý bởi vì sự cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (DN), mà còn bởi mức độ biến động giá lớn của các cổ phiếu niêm yết dẫn dắt thị trường.

Sang năm 2015, cú sốc giá dầu tiếp tục tạo nên một bức tranh không mấy khả quan của ngành.

Tuy nhiên, các DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí (khoan, cung ứng thiết bị và dịch vụ dầu khí...) vẫn có những bước phát triển đáng lưu ý.

Bởi nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng cao của Việt Nam, sự sụt giảm của sản lượng dầu khai khác khiến cho nhu cầu tìm kiếm, thăm dò trở nên quan trọng.

Đối với hoạt động xây lắp, cơ khí (trên bờ và ngoài biển), trong năm 2015, các công trình xây lắp trên bờ (nhiệt điện, lọc dầu...) sẽ nhiều hơn công trình xây lắp ngoài biển. Các DN tập trung vào dự án xây lắp, cơ khí trên bờ sẽ ít chịu ảnh hưởng của giá dầu giảm.

Đơn cử, dù khó khăn nhưng PGS vẫn tăng trưởng 10% trong 4 năm tới. Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDS), PGS có lợi thế nhất định từ năm 2014 đến nay.

>>Cổ phiếu dầu khí chọn đi đường dài

Bên cạnh đó, vào quý I/2015, hoạt động kinh doanh của DN đã có sự ổn định trở lại nhờ sự thay đổi cách tính giá khí đầu vào trong mảng CNG (khí nén thiên nhiên) và sự ổn định trong biên lợi nhuận LPG (phân phối khí hóa lỏng).

Bên cạnh đó, triển vọng mảng CNG khá tích cực nhờ vào sự gia tăng nhu cầu từ khách hàng cũ cùng với các hợp đồng mới đã ký kết thành công.

Với mặt bằng giá dầu thế giới mới trong thời điểm hiện tại, PGS có thể đạt được mức tăng trưởng trung bình 10%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020.

Do vậy, khuyến nghị mua trong trung hạn sau khi đưa ra mức giá trung bình cho cổ phiếu PGS của Công ty CP Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Nam là 27.000 đồng/cp (cao hơn 22% so với mức giá đóng cửa 22.100 đồng/cp tại ngày 10/7/2015).

Cũng trong họ dầu khí, PVS (Tổng công ty CP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam) thể hiện được tiềm năng khi mảng tàu FPSO/FSO không bị ảnh hưởng bởi giá dầu vì các hợp đồng hiện tại của DN này là dài hạn với giá cố định.

Ở dịch vụ tàu cũng vậy, PVS dự định sẽ đầu tư thêm 2 tàu dịch vụ mới trong năm 2015 với giá trị đầu tư khoảng 60 triệu USD, giảm tỷ trọng tàu thuê ngoài từ đó cải thiện biên lợi nhuận.

>>Cổ phiếu dầu khí trong thế cờ thế giới

Đối với dịch vụ xây lắp, số lượng dự án có thể hạch toán doanh thu và lợi nhuận trong năm 2015 có thể giảm so với năm trước, nhưng triển vọng dài hạn đối với các dự án ngoài biển của Công ty còn khá nhiều.

Dự kiến, năm 2015, FPSO Lam Sơn sẽ đóng góp đáng kể vào mảng FPSO/FSO (gần gấp đôi so với năm 2014).

PVS đang từng bước nâng cao năng lực vận hành các dịch vụ kỹ thuật cao đồng thời tăng khả năng tự thực hiện, thiết kế, thi công và phát triển dịch vụ ra nước ngoài (khu vực Đông Nam Á)...

Một lĩnh vực khác, không trực tiếp khai thác dầu khí nhưng được các nhà phân tích để mắt là cổ phiếu MAC của Công ty CP Cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải.

Theo nhận định của Công ty CK Bảo Việt (BVS), nhà đầu tư (NĐT) có thể đưa ra giá mục tiêu đối với cổ phiếu MAC là 18.700 đồng/cp, cao hơn 57% so với mức giá đóng cửa ngày 2/7.

Bởi giai đoạn 2011 - 2014, MAC đã dần vượt qua giai đoạn khó khăn do dư âm của khủng hoảng ngành công nghiệp đóng tàu mang lại bằng việc dần dịch chuyển hoạt động kinh doanh từ sửa chữa đóng tàu sang sửa chữa container và lắp đặt thiết bị treo.

Theo BVS, doanh thu hoạt động chính năm 2015 của MAC có thể giữ được đà tăng trưởng gần 30%, quản lý chi phí tốt hơn, không phải trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi cũng như nguồn cổ tức ổn định chủ yếu từ Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH).

>>Hàng hải sao phải bán tàu?

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý với lợi nhuận năm 2015 được BVS dự báo cao gấp 3.63 lần so với năm 2014, cổ phiếu MAC đang được giao dịch với mức P/E 8.68 lần, là mức có thể chấp nhận được.

Ngoài ra, nếu MAC thực hiện kế hoạch thoái vốn khỏi HAH vào cuối năm 2015, thu về khoản lợi nhuận tài chính 29.32 tỷ đồng, EPS 2015 của MAC sẽ đạt 3,462 đồng/CP, tương ứng với mức P/E.

Công ty CP Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm Fecon (FCN) cũng được BVS lưu ý khi đưa ra báo cáo ước quý 2 FCN tăng trưởng 15%.

Theo BVS, nếu giả định DBJ không chuyển đổi trái phiếu vào tháng 10/2015, dự đoán EPS 2015 của FCN vào khoảng 3.500 đồng/cp, tương đương với P/E ở mức 6.5 lần - mức hấp dẫn để đầu tư.

Về mặt kinh doanh, phần lớn các dự án của FCN được thực hiện theo tiến độ, ngoại trừ dự án Nhà máy lọc dầu Long Sơn bị trễ so với kế hoạch. Tuy nhiên, FCN cũng đã ký được thêm một số dự án khác để bù vào phần này.

Cuối năm 2015, FCN dự định hợp nhất kết quả kinh doanh của FCI, trong đó, doanh thu của FCI từ dự án Đường tránh Phủ Lý ước tính khoảng 100 tỷ đồng. Do đó, FCN vẫn có khả năng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm 2015...

Nhìn chung, theo phân tích của các Công ty CK, NĐT có thể nhìn thấy tiềm năng dài hạn của một số cổ phiếu. Trong đó, ngành dầu khí và DN kỹ thuật hạ tầng liên quan đang có những lợi thế nhất định.

Tuy nhiên, giới phân tích cũng đưa ra một vài điểm rủi ro nhà NĐT phải quan tâm đó là gía dầu giảm xuống mức thấp hơn dự báo. Căng thẳng chính trị với Trung Quốc trên Biển Đông cũng là điều đáng bàn.

Hay cụ thể hơn, cổ phiếu FCN có nhiều yếu tố để đầu tư dài hạn. Song xét về dài hạn, NĐT nên lưu ý về rủi ro pha loãng của cổ phiếu FCN.

Nếu DBJ không chuyển đổi trái phiếu vào 2015, việc chuyển đổi trái phiếu sẽ được tập trung vào những năm sau. 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi sẽ tạo áp lực tăng vốn điều lệ thêm 56% trong 3 năm tới...

>>TQ mong muốn thúc đẩy liên kết hàng hải với ASEAN

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Săn cổ phiếu trung và dài hạn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO