Quản lí rủi ro

NGUYỄN ĐÌNH TƯỜNG VY dịch| 13/07/2009 03:28

Chúng tôi đã từng đề cập đến các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, không cần nói cũng biết bất kì doanh nghiệp nào cũng đối mặt với những rủi ro tài chính.

Quản lí rủi ro

Chúng tôi đã từng đề cập đến các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, không cần nói cũng biết bất kì doanh nghiệp nào cũng đối mặt với những rủi ro tài chính. Không phải lúc nào khách hàng cũng trả tiền, lãi suất rồi những quy định thuế cũng luôn đổi, nguồn tài chính không phải lúc nào cũng như mong đợi, chủ sở hữu và nhà đầu tư chỉ cần bỏ mặc thì tất cả sẽ thể hiện rõ lên hậu quả tài chính cá nhân.

Chìa khóa cho một nền tài chính vững mạnh và an toàn gia đình là quản lí sự lưu thông nguồn tiền thu vào và chi ra hàng ngày.

Tài chính cá nhân

Bây giờ chúng ta đã biết rằng tài chính cá nhân bao gồm thu nhập, chi phí, tài sản, tiền nợ của chủ doanh nghiệp và gia đình. Tài chính cá nhân riêng bao gồm quản lí tiền mặt và tiền bạc, xây dựng các các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, đưa ra kế hoạch để đạt được mục tiêu. Sau đây là một vài vấn đề nan giải và cách thức liên kết hoạt động, đặc biệt trong lĩnh lực tài chính doanh nghiệp.

• Quản lí tiền mặt và tài sản. Chìa khóa cho một nền tài chính vững mạnh và an toàn gia đình là quản lí sự lưu thông nguồn tiền thu vào và chi ra hàng ngày. Ở đây chúng tôi nói về việc sử dụng ngân sách cá nhân, ngân hàng và tín dụng để quản lí tài chính gia đình và từng bước xây dựng các mục tiêu dài hạn.

• Thu nhập kinh doanh. Mỗi doanh nhân phải quyết định thời gian, cách thức và số lượng được chi trả trong kinh doanh. Quyết định quan trọng này sẽ ảnh hưởng một cách rõ ràng lên tài chính cá nhân, nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Đồng thời, nó cũng nên thường xuyên (không phải là luôn luôn) được thực hiện theo hướng giảm tác động thuế. Đương nhiên, số lượng và tính cân đối trong kinh doanh phải được tính theo ngân sách tài chính cá nhân. Hình thức “thanh toán” phải luôn gắn liền với tiền mặt- lợi ích, tiết kiệm hưu trí hay sử dụng tài sản.Tuy nhiên cũng phải tính đến và cân nhắc kĩ lưỡng các khoản bồi thường trong kinh doanh.

• Quản lí và phát triển sự giàu có cá nhân. Chúng tôi muốn đề cập đến thu nhập nhưng là những khoản thu nhập không dẫn trực tiếp đến sự giàu có. Hãy hỏi hàng ngàn (hàng triệu) doanh nhân và các cá nhân khác về các khoản thu nhập ngầm đáng kể của họ. Câu khẩu hiệu sẽ là “ Làm ra nó, giữ và phát triển nó” nhưng nhiều người chưa bao giờ nói đến quá khứ cuả từ “ làm ra nó”.

Tại sao? Yếu kém trong cách quản lí tiền - thiếu nhận thức, sự cam kết và kiểm soát - thể hiện trong cách giữ nó, sự yếu kém và lơ đễnh trong cách sử dụng phương tiện vốn đầu tư và tiết kiệm được trên con đường phát triển của nó. Ngày nay, chúng tôi biết rằng hầu hết các doanh nhân đều rất bận rộn, đến nỗi không thể trở thành một nhà đầu tư năng động được. Chúng tôi sẽ cung cấp một số nền tảng về đầu tư để giúp các doanh nhân tìm ra nơi cất tiền an toàn cho mình.

• Quản lí rủi ro. Không chỉ trong kinh doanh mà cuộc sống cá nhân của bạn cũng hay gặp những rủi ro như thu nhập bị thất thoát, vấn đề sức khỏe, trách nhiệm pháp lí và sự thất thoát tài sản. Việc quản lí rủi ro không phải chỉ nói đến bảo hiểm, mặc dù bảo hiểm là công cụ quan trọng để quản lí rủi ro. Doanh nhân và gia đình của họ cũng gặp phải những rủi ro như những người bình thường, đồng thời họ còn phải đối mặt với một số rủi ro khác nữa. Có thể còn có một số lựa chọn thay thế khác nữa để họ quản rủi ro.

• Lợi ích. Nếu bạn là nhân viên một công ty dịch vụ công cộng. Những loại lợi ích như - bảo hiểm, quỹ hưu trí, tiền thưởng, giảm giá, việc sử dụng các tiện nghi… thì bạn sẽ được hưởng trọn các quyền lợi này hoặc ít nhất cũng được lựa chọn. Khi là chủ doanh nghiệp thì quyền lợi của bạn sẽ rất nhiều, ít nhất là trong vòng pháp luật. Doanh nghiệp có thể cung cấp quyền lợi cho bạn, những quyền lợi này được tận dụng lợi ích của nhóm kế hoạch và tỉ lệ. Tài chính doanh nghiệp cá nhân vững mạnh có nghĩa là lựa chọn đúng sự kết hợp các quyền lợi mà không ảnh hưởng đến việc kinh doanh và giảm đến mức tối thiểu tổng lượng thuế.

Lập kế hoạch hưu bổng. Việc lập kế hoạch hưu trí là việc bạn chỉ ra chỉ tiêu và cách thức để bạn đạt được chỉ tiêu đã đề ra. “Các kế hoạch hưu trí” tham khảo từ các phương tiện tiết kiệm bạn dùng để định hướng đạt được thành công. Đầu tiên là lập kế hoạch đơn giản và con số ban đầu; đối với doanh nghiệp nó còn bao gồm chiến lược dự phòng. Thứ hai, nó là một phần của gói “quyền lợi” - chọn đúng gói tiền tiết kiệm hưu trí để tối đa hóa tiết kiệm và thuế lợi thế cho cả bạn và doanh nghiệp của bạn. Có rất nhiều sự lựa chọn, những sự lựa chọn phức tạp tùy thuộc vào tình hình tài chính và các hoạt động kinh doanh( đặc biệt là số lượng và hình thức lao động) của doanh nghiệp.

• Kế hoạch chuyển đổi và phân phối. Vì lí do tài chính hay lí do cá nhân khác mà sớm muộn gì bạn cũng phải đưa ra một chiến lược dự phòng kinh doanh. Và không cần phải nói thì sớm muộn gì con người cũng chết. Trong tài sản cá nhân, kế hoạch di chúc đề cập đến sự chuẩn bị chuyển giao tài sản và trao quyền cho người khác. Quá trình này nên bắt đầu phức tạp và sớm hơn. Nếu có sự kiện bất ngờ xảy ra thì điều gì sẽ xảy ra với doanh nghiệp của bạn?

Và nếu đó là vấn đề tài chính thì hậu quả sẽ như thế nào? Bạn sẽ bán doanh nghiệp? Khi nào và tại sao? Làm thế nào để tối đa hóa tài sản cá nhân của mình khi bạn đóng cửa? Một lần nữa có rất nhiều sự lựa chọn - và chúng đều phải được lập kế hoạch cẩn thận.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Quản lí rủi ro
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO