Ngân hàng liên kết bảo hiểm: Vẹn cả đôi đường.

TUẤN ANH| 05/07/2009 00:35

Ngân hàng liên kết bảo hiểm (Bancassurance) là mô hình kinh doanh còn khá mới mẻ tại VN và mức tăng trưởng chưa cao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, nếu biết khai thác tốt mô hình này sẽ mang lại lợi nhuận không nhỏ.

Ngân hàng liên kết bảo hiểm: Vẹn cả đôi đường.

Ngân hàng liên kết bảo hiểm (Bancassurance) là mô hình kinh doanh còn khá mới mẻ tại VN và mức tăng trưởng chưa cao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, nếu biết khai thác tốt mô hình này sẽ mang lại lợi nhuận không nhỏ.

Mô hình liên kết ngân hàng - bảo hiểm giúp các ngân hàng trong nước tăng vốn nhanh hơn.

Tiếp lực cho ngân hàng

Mô hình kinh doanh Bancassurance đã được biết đến từ thập niên 1970 và hiện đang phát triển rất mạnh trên thế giới. Trong đó số lượng các ngân hàng có kinh doanh Bancassurance tại Mỹ chiếm 20%; châu Âu từ 70-90% và châu Á Bancassurance ngày càng trở nên phổ biến hơn. Còn ở VN, Bancassurance còn đang trong quá trình thai nghén.

Tuy nhiên, theo ông Jean Louis Poli - Trưởng Cơ quan kinh tế Pháp tại TP.HCM: VN là thị trường đầy tiềm năng để phát triển mô hình này. Sau khi VN gia nhập WTO mà đặc biệt là năm 2008, với việc ban hành những quy định đối xử với các công ty bảo hiểm công bằng hơn, theo đó mức tăng trưởng cũng tăng lên đáng kể, tổng doanh thu hằng năm đạt trên 17.000 tỷ đồng.

Cùng chung quan điểm đó, ông Võ Tân Thành - Phó tổng thư ký Phòng thương mại và Công Nghiệp VN nhấn mạnh: “Sự hợp tác giữa các công ty bảo hiểm và ngân hàng kinh doanh các sản phẩm Bancassurance tuy mới chỉ bước đầu nhưng đã mang lại những giá trị lớn cho cả đôi bên”.

Prévoir VN được thành lập năm 2005, và đã xác định ngay từ đầu là không thành lập các đại lý bảo hiểm mà kinh doanh theo kiểu Bancassurance (trong đó chủ yếu liên kết với ngân hàng và bưu chính).

Chính vì vậy, sau hai năm hoạt động, tổng số vốn từ 170 tỷ đồng đã tăng lên 381 tỷ đồng và tiếp tục tăng lên 600 tỷ đồng vào quý 3 năm 2008 với tốc độ tăng trung bình là 15%/năm.

Ông Cổ Minh Đức - Chủ tịch Prévoir VN cho biết:

“Việc kinh doanh Bancassurance sẽ giúp cho ngân hàng gia tăng doanh thu và lợi nhuận, các sản phẩm tín dụng của ngân hàng được giá trị gia tăng.Hơn nữa, việc đưa bảo hiểm vào sẽ làm đa dạng hóa các dòng sản phẩm của ngân hàng, góp phần tăng cường lợi thế cạnh tranh. Còn đối với các công ty bảo hiểm, đây là cơ hội khai thác khách hàng qua một kênh phân phối mới”.

Theo ông Đức, đây là thời điểm thích hợp để kinh doanh Bancassurance.

Mới nên còn khó

Bên cạnh những giá trị rất lớn từ mô hình này mang lại, nhiều người mà đặc biệt là các chuyên gia trong hệ thống ngân hàng vẫn tỏ rõ sự lo ngại khi triển khai mô hình này.

Người Việt vốn dĩ không mấy thiện cảm với các loại hình bảo hiểm nên ngay bản thân các công ty bảo hiểm khi tiếp cận khách hàng đã gặp không ít khó khăn, trong khi khách hàng đến ngân hàng thường để vay hoặc gửi tiền, ít ai quan tâm đến bảo hiểm.

Ngoài ra, khó khăn lớn nhất khi liên kết là việc đào tạo đội ngũ tiếp thị các sản phẩm bảo hiểm. Bản thân các nhân viên ngân hàng ngoài chuyên môn về ngân hàng nay lại phải tập huấn thêm kiến thức về bảo hiểm sẽ rất khó. Trong khi khách hàng lại chưa hiểu hết những giá trị gia tăng mà sản phẩm mang lại.

Theo bà Laura Piatti - Quản lý, phụ trách bảo hiểm và hưu trí Ngân hàng Intesa Sanpaolo (Ý), để giải quyết vấn đề này các ngân hàng phải giúp cho khách hàng hiểu được những giá trị mà bảo hiểm mang lại. Muốn vậy, các công ty bảo hiểm cần phối hợp với ngân hàng đào tạo nên đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp.

Cũng theo bà Laura Piatti, khi mới kinh doanh mô hình này không nên bán đại trà mà nên đưa sản phẩm nào phải phù hợp với thị trường tại thời điểm đó.

Một yếu tố quan trọng khác để mô hình kinh doanh Bancassurance thành công cần phải có một nền tảng công nghệ thông tin vững mạnh và công cụ quản lý rất tốt. Nền tảng công nghệthông tin được đặt tại các công ty bảo hiểm còn ngân hàng quản lý quan hệ khách hàng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ngân hàng liên kết bảo hiểm: Vẹn cả đôi đường.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO