Dòng tiền chờ cơ hội "bắt đáy" đang tăng

HÀ LINH| 30/05/2013 08:31

Cụm từ "Sell in May" (bán trong tháng 5) được các nhà đầu tư (NĐT) nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây khi thị trường chứng khoán (TCCK) trải qua 3 năm liên tiếp có tháng 5 là tháng sụt giảm mạnh.

Dòng tiền chờ cơ hội

Cụm từ "Sell in May" (bán trong tháng 5) được các nhà đầu tư (NĐT) nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây khi thị trường chứng khoán (TCCK) trải qua 3 năm liên tiếp có tháng 5 là tháng sụt giảm mạnh.

Đọc E-paper

Chạy lãi

Đúng như dự đoán, ngay khi Công ty Quản lý tài sản (VAMC) được thành lập, gói hỗ trợ bất động sản (BĐS) được tung ra cũng là lúc các NĐT tăng bán để chạy lãi. Phiên cuối tuần qua (ngày 24/5), thị trường tăng điểm trên cả hai sàn.

Tuy nhiên, trong phần lớn thời gian của phiên, chỉ số xáo trộn qua lại do tâm lý chốt lời của NĐT khá mạnh. Do đó, dù tăng giá, VN-Index vẫn có thanh nến thấp hơn trên đồ thị.

Giải thích cho hiện tượng này, Công ty Chứng khoán MayBank KimEng cho rằng, dòng tiền đang đổ vào thị trường mạnh mẽ khi lãi suất ngân hàng thấp và điều này có thể giúp hấp thụ các đợt chốt lời tiềm năng.

Cụ thể, trong tuần qua, khối lượng giao dịch của cả tuần là khoảng 320 triệu cổ phiếu, tăng khoảng 60% so với tuần giao dịch trước đó. NĐT tận dụng chiều hướng tăng của giá để lãi chạy là điều dễ hiểu.

Theo MayBank KimEng, nhịp điều chỉnh này sẽ chỉ diễn ra ngắn ngủi và khả năng tiếp tục lên mức cao mới. Nói như thế vì trong bối cảnh các NĐT đang kỳ vọng VAMC và về hoạt động của gói tín dụng BĐS trị giá 30 ngàn tỷ đồng.

Thừa nhận là chỉ trong thời gian ngắn, không ít NĐT chốt lãi lớn vì không chỉ các mã cổ phiếu bluechip tăng 10 -15% mà ngay cả những cổ phiếu nhỏ, thậm chí thuộc diện bị kiểm soát cũng tăng trần liên tục suốt từ đầu tháng 5 đến nay.

Do đó, hiện có không ít dòng tiền chờ "bắt đáy" muốn nhảy vào thị trường. Sự vận động của dòng tiền này dựa trên hai yếu tố: (1) Điều kiện kinh tế vĩ mô mặc dù chưa có nhiều cải thiện song sẽ không diễn biến tệ hơn năm 2012; (2) Nợ xấu vẫn đang được xử lý theo chiều hướng tích cực. Do đó, nếu giá cổ phiếu trở về vùng hợp lý và có thể chấp nhận được thì NĐT lập tức nhảy vào.

Tuy nhiên, nếu thống kê lại, dễ thấy thời gian qua người hưởng lợi phần lớn mới chỉ là dân đầu cơ chứ NĐT cá nhân chưa đạt được nhiều kỳ vọng vì vào thị trường trễ hoặc có những NĐT chưa kịp vào thị trường. Do đó, nhiều NĐT đang nóng lòng chờ "bắt đáy" để nhảy vào thị trường với những kỳ vọng lớn hơn.

Song, đứng trên quan điểm thận trọng, NĐT có kinh nghiệm cho rằng cần hạn chế giải ngân khi thị trường có những phiên biến động mạnh, đặc biệt là do có yếu tố đầu cơ. Chẳng hạn, vừa qua, giá cổ phiếu BĐS đồng loạt tăng mạnh thu hút khá nhiều NĐT.

Nếu nhìn lại, dễ thấy hiện tượng này khá bất thường nên việc lướt sóng với cổ phiếu đầu cơ (điển hình là nhóm cổ phiếu BĐS) chỉ nên được thực hiện nếu NĐT có khả năng chấp nhận rủi ro cao.

Lý do, BĐS mặc dù thoát lỗ song vẫn đang cho thấy nhiều dấu hiệu kém khả quan, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thấp, tồn kho cao chi phí tài chính giảm ít. Cụ thể, quý I, chí phí tài chính của ngành BĐS chỉ giảm chỉ 7%, còn ngành xây dựng và vật liệu giảm 14% so với cùng kỳ năm 2012.

Chưa bền vững

Đó là chưa kể động thái xoay vòng vốn của khối ngoại đang là rủi ro lớn đối với TTCK Việt Nam. Theo một thống kê gần đây của CNN, Việt Nam xếp thứ 11 trong danh sách các thị trường tăng trưởng mạnh nhất toàn cầu năm 2013 (tính đến 24/4).

Kết quả trên, ngoài nguyên nhân xuất phát từ kỳ vọng về phục hồi nền kinh tế thì còn có một nhân tố quan trọng đến từ động thái mua ròng của các NĐT nước ngoài. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, động thái rút vốn của các quỹ ETFs dựa trên cơ sở chênh lệch giữa giá của chứng chỉ quỹ và NAV đã gây ra tác động tiêu cực đến TTCK Việt Nam.

Cụ thể, áp lực bán của các quỹ ETFs đã tạo ra biến động mạnh đối với chỉ số vào khoảng giữa tháng 4 và ảnh hưởng đến tâm lý giao dịch của các NĐT trong nước. Giao dịch thận trọng kéo dài từ đó đến nay cùng với dòng vốn ngoại (xét tổng thể) đang có dấu hiệu suy yếu so với giai đoạn đầu năm.

Đưa ra quan điểm của mình, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, NĐT nên thận trọng với thị trường. Sau giai đoạn này, TTCK có khả năng rơi vào kịch bản giằng co bởi diễn biến của nền kinh tế vĩ mô và vi mô hiện tại khó mang lại cơ hội cho thị trường hình thành xu hướng tăng giá bền vững. Rủi ro NĐT cần lưu ý nhất chính là áp lực bán ra của các NĐT nước ngoài.

Quả thực, dựa trên các số liệu thống ke, cho thấy các khó khăn của nền kinh tế còn tồn đọng khá nhiều như nợ xấu, sự trì trệ trong việc mở rộng sản xuất kinh, doanh và sức mua của người tiêu dùng yếu ớt.

Về mặt chính sách, những công bố về các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ từ đầu năm gần như đã được chiết khấu hết vào giá cổ phiếu. Bên cạnh đó, sức nóng của các công cụ như VAMC, gói hỗ trợ thị trường BĐS đang trong tình trạng "âm ỉ” và theo các chuyên gia thì những công cụ này sẽ chỉ có tác động đến tâm lý đầu cơ trong ngắn hạn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Dòng tiền chờ cơ hội "bắt đáy" đang tăng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO