Leila Janah – nhà từ thiện

05/04/2014 09:32

Leila Janah điều hành Samasource không phải vì lợi nhuận, mà là vì một tạo nên một sự khác biệt.

Leila Janah – nhà từ thiện

Leila Janah điều hành Samasource không phải vì lợi nhuận, mà là vì một tạo nên một sự khác biệt.

Leila tạo công việc cho phụ nữ và thanh niên tại những thị trường mới nổi, bao gồm vùng cận Sahara tại châu Phi, Nam Á và vùng Caribe. Samasource hợp tác với những đối tác tại đất nước đó để tuyển dụng những người có triển vọng làm việc liên quan đến gia tăng dữ liệu, chuyển dữ liệu thành dữ liệu kỹ thuật số, đính nhãn hàng và học tập về máy móc.

Bình quân mỗi công nhân của Samasource sẽ được tăng lương gấp đôi chỉ sau một vài tháng làm việc, 92% số người được giúp đỡ đều thoát khỏi nghèo kho sau khi rời khỏi tổ chức phi lợi nhuận này.

Sau 6 năm thành lập, Samasource đặt tại San Francisco đã tuyển dụng trực tiếp được hơn 4.000 người trên toàn cầu, tổ chức cũng thu được tổng số tiền hợp đồng lên đến 5 triệu USD từ các doanh nghiệp và viện học thuật bao gồm Google, eBay, Microsoft, LinkedIn, Eventbrite và đại học Stanford. Đầu năm 2013, tổ chức đã thông báo chính thức về mức tăng 400% các khoản thanh toán so với năm tài chính 2011.

Janah tốt nghiệp Harvard và làm việc tại Ngân hàng thế giới, chỉ sau đó một thời gian ngắn, bà đã lên ý tưởng về tổ chức phi chính phủ Samasource, cái tên bắt nguồn từ “sama” – một từ Sanskirt với nghĩa “bình đẳng”.

Samasource đã trả hơn 4 triệu USD cho những công nhân tại 9 quốc gia trên thế giới, tổ chức còn nhận được hỗ trợ tài chính từ MasterCard, eBay, quỹ Cisco và Phòng liên bang Mỹ. Bây giờ, trọng tâm của Janah tập trung nhiều hơn về quê nhà Mỹ.

Năm ngoái, bà đã khởi động chương trình thử nghiệm cung cấp cơ hội làm việc online 80 giờ cho những sinh viên cao đẳng cộng đồng ở những vùng thu nhập thấp xung quanh San Francisco, Merced, California, đồng thời cũng giúp họ tìm được những công việc làm thêm online khác.

Janah giải thích: “Tôi cho rằng, nếu chúng tôi giúp sinh viên kiếm thêm được 1.000 USD hay 2.000 USD cho mỗi học kỳ, có sẽ có thêm cơ hội có thể tốt nghiệp đại học. Thậm chí nếu họ có bỏ học giữa chừng, họ cũng có được một chút kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Tôi lạc quan cho rằng đây là một mô hình cần được áp dụng rộng rãi trên đất nước Mỹ”.

>Michele Weslander Quaid – nhịp cầu nối
>Rana El Kaliouby – người phiên dịch
>
Nina Nashif – người hàn gắn và kết nối

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Leila Janah – nhà từ thiện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO