Trong khi đó, thực tế tình trạng bệnh ung thư do hút thuốc lá vẫn đang ngày càng tăng. Số liệu cho thấy 90% bệnh nhân ung thư phổi do hút thuốc lá. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi. Năm 2018, Việt Nam có thêm hơn 23.000 người mắc ung thư phổi, con số này có thể sẽ còn tăng lên vào những năm tiếp theo. Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư đứng hàng đầu và là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các bệnh ung thư ở nam giới. Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20.000 trường hợp tử vong vì bệnh ung thư phổi, đây thực sự là con số đáng báo động. Do đó, các chuyên gia y tế luôn khuyến khích người dân bỏ thuốc lá và cảnh báo “hút thuốc lá gây ung thư phổi” là bắt buộc với mọi sản phẩm thuốc lá điếu.
Thế nhưng dường như con người vẫn chọn lựa lối sống không hoàn toàn lành mạnh với sở thích riêng của mình, bất chấp những hậu quả tiêu cực.
Ai cũng biết uống rượu, bia sẽ gây hại cho sức khỏe, gây xơ gan và chất cồn có trong bia, rượu sẽ gây mất kiểm soát, tai nạn. Nhưng báo cáo nghiên cứu của Tạp chí y khoa Lancet (Anh) về tình trạng sử dụng rượu tại 189 quốc gia và vùng lãnh thổ giai đoạn 1990-2017, cho thấy tỷ trọng tiêu thụ rượu nguyên chất trên toàn cầu đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là ở các quốc gia có thu nhập thấp, trung bình như Việt Nam, Ấn Độ...
Tương tự như vậy, những bệnh nhân tiểu đường tiếp tục ăn uống quá độ và tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường tăng gần gấp đôi trong 10 năm qua, là nguyên nhân gây tử vong thứ ba tại Việt Nam. Nhiều trường hợp đã được chẩn đoán bệnh nhưng người bệnh vẫn không tuân thủ triệt để việc ăn kiêng để điều trị tốt. Tương tự, rất nhiều bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim vẫn chọn lối sống ít vận động.
Các y bác sĩ vẫn nói rằng “không thể cứu chữa bệnh nhân nếu bản thân họ không thực sự muốn sống”. Những ví dụ này cho thấy cả bác sĩ và bệnh nhân đều thấy rất rõ sự cấp thiết của việc thay đổi lối sống, nhưng các bệnh nhân lại không sẵn sàng hoặc không thể thay đổi lối sống của họ. Vì vậy, những giải pháp giảm thiểu tác hại luôn được áp dụng để giúp cân bằng giữa giá trị sống và sức khỏe, mặc dù các giải pháp này không có nghĩa là hoàn toàn không có tác hại. Ví dụ, đường ăn kiêng dành cho người tiểu đường thực chất là chất tạo ngọt và gây tác động lên hệ thần kinh và não bộ nếu dùng quá liều. Các sản phẩm nước ngọt dù được dán nhãn là không đường nhưng vẫn gây béo phì và các bệnh liên quan như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao. Hay như các sản phẩm thay thế không khói như hệ thống làm nóng thuốc lá bằng thiết bị điện IQOS vẫn đang được người nghiện thuốc lá sử dụng, mặc dù FDA nhấn mạnh rằng, thiết bị này không hoàn toàn an toàn và các sở cứ khoa học vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu để đánh giá tác động lâu dài của sản phẩm lên sức khỏe người hút thuốc.
Các sản phẩm nước ngọt dù được dán nhãn là không đường nhưng vẫn gây béo phì và các bệnh liên quan như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao. Thế nhưng những sản phẩm này vẫn được lưu hành và được người dùng chấp nhận nhằm mục đích giảm thiểu tác hại. Tương tự như việc hút thuốc lá, hiện các sản phẩm thay thế không khói như hệ thống làm nóng thuốc lá bằng thiết bị điện IQOS mặc dù được FDA chứng nhận có tác dụng giảm thiểu sự phơi nhiễm của cơ thể với những chất hóa học độc hại nhưng FDA vẫn nhấn mạnh, IQOS không hoàn toàn an toàn và các sở cứ khoa học vẫn sẽ được tiếp tục nghiên cứu để đánh giá tác động lâu dài của sản phẩm lên sức khỏe người hút thuốc.