Với guồng quay công việc và áp lực thành bại của công ty, các doanh nhân đều phải tự rèn tính kỷ luật, tinh thần thép cho bản thân. Thế nhưng, như thế nào là giới hạn vừa đủ của sự nghiêm khắc?
Đọc E-paper
Quá tham công tiếc việc nên nhiều người đã đẩy bản thân xa các quan hệ, thậm chí đánh mất cả bằng hữu. Sự đánh đổi trong trường hợp này được xem là một lựa chọn, tuy nhiên, sự quân bình đôi khi lại là một lựa chọn tốt hơn, nếu biết điều chỉnh ngay từ đầu.
Cuộc sống là bức tranh với rất nhiều mảnh ghép: gia đình, công việc, tình yêu, bạn bè, ăn uống, nghỉ ngơi... Người thành đạt sẽ biết quân bình tất cả mọi thứ, biết lúc nào cần siết chặt, lúc nào nên nới lỏng, kể cả với bản thân.
Mặt trái của sự nghiêm khắc với bản thân
Căng tai căng mắt, không ngừng nghỉ, say mê, kiên trì, hết lòng... là những cụm từ thường được sử dụng để mô tả về thái độ làm việc của nhiều doanh nhân thành đạt. Họ sẵn sàng làm gấp 5, gấp 10 người khác để đạt mục tiêu công việc đã đề ra. Điều đó có nghĩa là lịch làm việc sẽ dày đặc.
Thời gian ngồi ở văn phòng nhiều hơn thì thời gian cho gia đình, cho cá nhân sẽ bị cắt bớt. Nếu không khéo léo, sự mất cân đối sẽ tạo ra bất ổn trong mối quan hệ với người thân, những hố sâu tiềm tàng của đổ vỡ sẽ có dịp xuất hiện.
Hơn thế nữa, chủ doanh nghiệp được xếp vào nghề nguy hiểm khi phải đối mặt với rất nhiều căn bệnh nghề nghiệp, như tăng cân (béo phì), tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, tâm thần (thường gặp nhất là stress và mất ngủ), ung thư, lao phổi... Sự nghiêm khắc với bản thân để rèn mình vào công việc là cần thiết nhưng đến mức đánh mất đi sức khỏe và cả mạng sống thì quả là đáng tiếc.
Thậm chí, với nhiều người khi đã thành đạt lại gặp phải "sự cố” ngoài công việc họ không thể tìm niềm vui ở đâu. Làm việc và giàu có là hai yếu tố đồng hành nhưng nếu chỉ có vậy thì cuộc sống đơn điệu. Vật chất dễ kiếm, nhưng cuộc đời đang sống thì không lặp lại lần thứ hai, không có cơ hội làm lại.
Giữ nhịp cân bằng
Giữ cân bằng giữa công việc và đời sống thường nhật đối với doanh nhân có thể ví như giữ sự thăng bằng cho chiếc máy bay. Một cánh máy bay tượng trưng cho nhu cầu của gia đình, xã hội, cánh kia tượng trưng cho công việc. Nếu giữ được thăng bằng, chiếc máy bay sẽ bay được xa, tránh được rủi ro.
Đối với nhiều người, thật khó để tách ra khỏi guồng quay định sẵn. Muốn giữ cân bằng, hãy tập ngay từ đầu.
Lập và tuân thủ kế hoạch.
Công việc là quan trọng, nhưng được vui vẻ (và có nhiều trải nghiệm) cũng quan trọng không kém. Việc vui vẻ giúp ích con người rất nhiều trong công việc khi những ý tưởng tuyệt vời nhất thường nảy ra khi tinh thần thực sự sảng khoái.
Trao quyền. Có được những cộng sự đáng tin cậy để trao quyền là may mắn đối với doanh nhân. Hãy chọn đúng người và học cách trao quyền, vì chắc chắn doanh nhân không đủ sức để quán xuyến hết mọi việc từ lớn đến nhỏ của cả một hệ thống!
Duy trì đam mê cá nhân. Những đam mê cá nhân tạo nên nguồn cảm hứng bất tận, giúp con người có cá tính và luôn tự tin. Nếu thấy cần, hãy nghỉ phép một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành mục tiêu từng ấp ủ.
Rời khỏi văn phòng.
Chính những chuyến nghỉ ngơi này sẽ tạo điều kiện cho cấp dưới và nhân viên thực hiện quy trình mà doanh nhân đã xây dựng một cách chủ động. Dù cho có thể phát sinh vấn đề cần đến "ông bà chủ” giải quyết, nhưng rồi một thời gian ngắn sau, mọi chuyện sẽ ổn.
>4 cách giúp nhân viên cân bằng cuộc sống