Theo nghiên cứu tại Journal of Consumer Research, tư duy bận rộn có thể tác động tích cực, chứ không chỉ là tiêu cực, đến mỗi người.
Trong đó, nghiên cứu về áp lực thời gian cho kết quả, sự bận rộn sẽ làm giảm khả năng tự kiểm soát bản thân. Theo Bellezza, Paharia và Keinan, sự bận rộn tác động tích cực đến công việc nhưng lại tiêu cực đối với các hoạt động giải trí, xã hội.
Dựa vào những điều trên, tư duy bận rộn tạo điều kiện cho các hành vi tự kiểm soát bằng cách củng cố ý thức về tầm quan trọng bản thân của mỗi người.
Đa phần người tiêu dùng bận rộn thường có hành vi mua sắm với quyết định nhanh chóng, dễ dàng trong việc lựa chọn sản phẩm cũng như có xu hướng mua nhiều thứ trong một lần mua hàng. Theo đó, trong thời gian gần đây, các quảng cáo thương hiệu “đồng cảm” với lối sống bận rộn của người tiêu dùng có một sự gia tăng mạnh.
Điển hình, quảng cáo Siri nổi tiếng của Apple, có tính năng Martin Scorsese tập trung vào ngày bận rộn của một vị đạo diễn nổi tiếng. Hay quảng cáo của Dunkin Donut nói về vị trí sản phẩm của họ như là thực phẩm cho một “lối sống bận rộn”.
Mặc dù, ngày càng có nhiều khiếu nại về cách tiếp thị đề cập đến lối sống bận rộn của người tiêu dùng và những vai diễn trong cuộc sống bận rộn được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng thực tế cho thấy, việc tiếp xúc với các tín hiệu bận rộn từ các kênh truyền thông thường xuyên, có ảnh hưởng đến việc ra quyết định của người tiêu dùng.
Như vậy, tư duy bận rộn tác động đến hành vi tự kiểm soát cá nhân của người tiêu dùng, không chỉ là tiêu cực mà còn có các yếu tố tích cực. Việc không quá quan tâm vào một việc gì đó vừa giúp tiết kiệm thời gian nhưng cũng sẽ dễ gây thiếu sót.
(*) Tác giả hiện đang công tác tại Đại học Tôn Đức Thắng