Quê hương: Càng xa, càng gần

CÁC NGỌC thực hiện| 14/01/2010 04:38

Gọi điện thoại cho ông Nguyễn Cảnh Nam, tôi luôn được nghe bài hát “Chào em cô gái Lam Hồng”, như thể lúc nào ông cũng nghĩ về Nghệ An, về sông Lam - núi Hồng.

Quê hương: Càng xa, càng gần

Gọi điện thoại cho ông Nguyễn Cảnh Nam, tôi luôn được nghe bài hát “Chào em cô gái Lam Hồng”, như thể lúc nào ông cũng nghĩ về Nghệ An, về sông Lam - núi Hồng. Quả thật, đấy là tâm tình của một người nhớ về nơi mình sinh ra sau mấy mươi năm xa nhà: xóm Ba Đình, xã Hồng Long, huyện Nam Đàn. Ông sống tại quê nhà hơn 18 năm, rồi đã 40 năm xa quê đi làm việc trong nước cũng như nước ngoài và cuối cùng chọn TP.HCM làm nơi lập nghiệp và định cư. Ông kể:



- Năm 1970, tôi được Nhà nước cho đi học ở Cộng hòa Dân chủ Đức. Khi nghe tin đất nước thống nhất, nhiều sinh viên và những người đi lao động tại Đức vui mừng lắm, hồ hởi trở về xây dựng quê hương mình. Tôi cũng về nước năm 1976, được phân làm việc tại Công ty Xuất nhập khẩu, Sản xuất và Dịch vụ bao bì trực thuộc Bộ Ngoại thương (sau này là Bộ Thương mại, giờ là Bộ Công Thương).

Làm việc ở Hà Nội được mấy tháng thì Công ty lập chi nhánh tại TP.HCM, tôi là một trong sáu người được chuyển vào đây. Hồi năm 1977 - 1978, không phải dễ mà được vào TP.HCM làm việc, sáu người được chọn là do trẻ và đã có thời gian học, làm việc ở nước ngoài. Ngay những người được phân công, không phải ai cũng muốn đi, mà phải có chế độ đặc biệt thì mới chịu nhận nhiệm vụ, chẳng hạn được lên một, hai bậc lương. Những năm ở Đức, tôi học về chất dẻo, nên thấy chi nhánh có dự định sản xuất bao bì nhựa, cũng thích theo. Tuy nhiên, chi nhánh công ty không phát triển tốt. Năm 1987, tôi lại sang Cộng hòa Dân chủ Đức làm quản lý lao động Việt Nam ở bên đó, giúp những người Việt Nam sang lao động nhưng chưa biết luật lệ, chưa có nghề.

* Về Việt Nam, bao lâu sau thì ông lập doanh nghiệp riêng?

- Năm 1991, gia đình tôi về tới TP.HCM, tôi làm việc với công ty cũ được hơn 10 năm. Năm 2004, công ty cổ phần hóa, tôi xin về hưu luôn. Còn Công ty Lam Hồng do vợ và các em tôi lập năm 1994, thỉnh thoảng tôi tham gia tư vấn một số việc. Khi nghỉ hưu, tôi mới về làm cho công ty gia đình, được cả nhà tín nhiệm giao làm chủ tịch HĐQT. Công ty Lam Hồng lúc đầu làm xuất nhập khẩu, đại lý hàng hóa, thương mại, dịch vụ, trong đó mạnh nhất là đại lý bán vé máy bay. Nói về đại lý vé máy bay, Lam Hồng được xem là “có thương hiệu” trong giới kinh doanh lĩnh vực này.

Nói về đại lý vé máy bay, Lam Hồng được xem là “có thương hiệu” trong giới kinh doanh lĩnh vực này. Một trong những điều khiến Lam Hồng được chú ý đó là chúng tôi là đơn vị đầu tiên, từ năm 1996 bán vé máy bay giao tận nhà, thời đó mua vé máy bay không dễ nên thấy mình phục vụ như vậy, khách hàng rất thích.

Một trong những điều khiến Lam Hồng được chú ý đó là chúng tôi là đơn vị đầu tiên, từ năm 1996 bán vé máy bay giao tận nhà, thời đó mua vé máy bay không dễ nên thấy mình phục vụ như vậy, khách hàng rất thích. Sau này, nhiều đại lý làm theo và bây giờ thì việc đó quá phổ biến. Mấy tháng qua, chúng ta nghe nói nhiều đến cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tôi nghĩ sử dụng dịch vụ của Hãng Hàng không Việt Nam cũng là ủng hộ hàng Việt.

* Đã có thời gian dài Lam Hồng là đại lý lớn của Vietnam Airlines, ông có góp ý gì cho việc nâng cao chất lượng của hàng không Việt Nam?

- Tôi khẳng định Vietnam Airlines bây giờ là một trong những hãng hàng không tốt. Không phải do Lam Hồng đứng đầu trong các đại lý của Vietnam Airlines mà tôi nói vậy, mà sự thật là họ đã có nhiều tiến bộ sau rất nhiều góp ý của các đại lý như chúng tôi. Mình là người Việt Nam cũng thấy xốn xang khi nghe người ta chê Hãng Hàng không Việt Nam không tốt. Gần như chúng tôi thường xuyên có những cuộc gặp gỡ trực tiếp, gián tiếp với lãnh đạo Vietnam Airlines. Cái gì thấy khách hàng chưa vừa ý, chúng tôi đóng góp lại cho Vietnam Airlines để họ thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp.

* Những điều mà các đại lý như Lam Hồng góp ý, sau đó thấy Vietnam Airlines có chuyển biến rõ nét là gì?

- Chúng tôi góp ý phải xây dựng hình ảnh thương hiệu hãng hàng không của Việt Nam phục vụ tốt trong mắt người trong nước trước, tiếp theo là giới thiệu với cộng đồng người Việt ở nước ngoài, với các thương nhân nước ngoài sang làm việc ở Việt Nam. Khi sang Thái Lan, tôi thấy các hãng hàng không của họ nhỏ hơn Vietnam Airlines nhưng ở ga hàng không, họ làm các phòng cho hành khách đăng ký thủ tục lên máy bay (check-in) rất rộng, còn phòng này ở các sân bay Việt Nam đã nhỏ còn không có biển chỉ dẫn. Tôi góp ý để Vietnam Airlines thay đổi.

Tôi hay nói với lãnh đạo Vietnam Airlines rằng, hãng hàng không mình không nhỏ hơn một số hãng hàng không khác, nên có chỗ check-in đàng hoàng cho trật tự và giải quyết nhanh cho khách, nếu để lèm nhèm quá thì khách cứ chen trước chen sau. Bản thân hãng hàng không không nghiêm túc thì chính người Việt Nam cũng coi thường. Như vậy rõ ràng không nên trách khách mà hãy trách chính mình nếu như khách không chọn hàng không Việt Nam.

Tôi cũng góp ý về thái độ phục vụ của những nhân viên ở sân bay cần phải thân thiện, vui vẻ hơn. Nếu gặp Việt kiều hay người Việt Nam trong nước đều phải giúp đỡ họ, chứ đừng gây khó khăn. Việt kiều về nước luôn mong nhận được cảm giác tìm lại người thân nên mới chọn Vietnam Airlines. Bởi thế, đi trên chuyến bay mà không được phục vụ ân cần, nhân viên không vui vẻ, không lễ độ thì dẫu có yêu Việt Nam đến đâu, người ta cũng không thể ủng hộ hãng hàng không nước mình, phải “good bye” thôi.

Được nhiều người góp ý và biết tiếp thu nên Vietnam Airlines thay đổi nhiều, nhân viên biết cười thân thiện, còn hãng thì biết thu hút khách hàng bằng các chương trình cộng điểm, làm Thẻ Bông sen vàng cho khách hàng thường xuyên... Vietnam Airlines đã được rất nhiều người nhớ đến.

* Thấy ông có vẻ nêu cao tinh thần dùng hàng trong nước...

- Tôi luôn khuyến khích mọi người trong gia đình mua hàng Việt Nam. Quần áo Việt Nam đâu có thua hàng ngoại. Nhiều người cứ thích hàng thật rẻ thì không thể đòi hỏi chất lượng cao, mua nhầm hàng kém chất lượng rồi đổ tội cho hết thảy hàng Việt Nam là không đúng, không nên đánh đồng như vậy. Hàng nước ngoài nhập vào cũng vậy thôi, không thể có hàng rẻ mà thật tốt được. Chúng ta không nên có suy nghĩ hàng Việt Nam là phải có giá rẻ hơn hàng cùng loại từ nước khác, nhiều hàng trong nước chất lượng hơn hẳn hàng nước ngoài cũng có quyền có giá cao. Cần phân tích cho người tiêu dùng thấy được điều này.

Ông Nam trong chuyến thăm đồng bào dân tộc Brao

Muốn đất nước mình phát triển thì người Việt nên dùng hàng Việt. Hãy xem người Nhật, người Hàn Quốc, đi máy bay họ cũng chọn hàng không nước họ, dù giá cao hơn các hãng khác.

Cho tôi trở lại chuyện hãng hàng không nước mình. Vietnam Airlines đã mở khá nhiều đường bay quốc tế, cho thấy hàng không Việt Nam đã được tín nhiệm. Bà con Việt kiều bây giờ về nước cũng đặt mua vé của Vietnam Airlines. Người Việt Nam đi trên máy bay Việt Nam được ăn cơm Việt Nam, lại được phục vụ tốt thì làm sao bà con mình không đi. Vietnam Airlines vẫn cần có thêm nhiều chính sách thay đổi kịp thời về giá vé.

* Ông nói hàng không Việt Nam cần quảng bá, vậy với tư cách là đại lý của Vietnam Airlines, ông quảng bá gì?

- Hiện nay, gần 70% doanh số của Vietnam Airlines là do các đại lý đem lại, vì đại lý giao dịch với khách hàng linh hoạt hơn phòng vé chính thức của Hãng, chăm sóc khách hàng tốt hơn nhiều. Vietnam Airlines đã biết quảng bá trực tiếp. Chúng tôi thấy mình cũng có trách nhiệm tiếp sức cho họ. Lam Hồng hiện nay mở thêm dịch vụ cho khách đặt vé trên mạng và được trả lời ngay trong khoảng thời gian từ 7 giờ 30 đến 21 giờ 30 mỗi ngày.

Trang web www.lamhong.vn luôn có người túc trực, nên khách vào lúc nào là có nhân viên tiếp ngay lúc đó. Khách đang ở nước ngoài muốn thay đổi ngày, giờ bay cũng có thể thông báo qua mạng dễ dàng và Lam Hồng nhắn lại kịp thời cho họ. Điều này khách hàng rất thích vì đôi khi họ có việc khẩn cấp. Chúng tôi làm việc này không chỉ để thu hút khách hàng cho công ty mình, mà còn giúp cho mọi người hài lòng hơn với Vietnam Airlines.

* Xa quê từ thuở mới trưởng thành, đến khi ở nước ngoài về, xin mạo muội hỏi vì sao ông không trở lại Nghệ An?

- Chính cha tôi là người động viên cả sáu chị em tôi vào TP.HCM lập nghiệp. Năm 1978, trong hoàn cảnh đất nước hết sức khó khăn, cha tôi vẫn nhận định: “Sài Gòn là nơi “đất lành chim đậu”, nơi lý tưởng cho sự phát triển và thi thố tài năng của các con”. Quả thật, nơi đây “đãi người tứ xứ” nếu người ta biết phấn đấu. Mọi công việc của chị em tôi đều được cha mẹ tôi dõi theo, chia sẻ khi khó khăn, cổ vũ khi thành công. Giờ thì mỗi người đã có gia đình riêng và ổn định cuộc sống tại đây. Cha tôi lại nhắc nhở chị em chúng tôi lo cho những người thân còn nghèo khó nơi quê nhà.

Chính cha tôi là người động viên cả sáu chị em tôi vào TP.HCM lập nghiệp. Năm 1978, trong hoàn cảnh đất nước hết sức khó khăn, cha tôi vẫn nhận định: “Sài Gòn là nơi “đất lành chim đậu”, nơi lý tưởng cho sự phát triển và thi thố tài năng của các con”. Quả thật, nơi đây “đãi người tứ xứ” nếu người ta biết phấn đấu.

Cha tôi luôn làm gương. Đã 90 tuổi, ông vẫn dành dụm tiền đưa về quê giúp bà con. Nhiều người đồng hương với tôi cũng đã thành đạt ở TP.HCM. Tôi nghĩ, trong lòng mỗi người Việt Nam đều có quê hương, không thể quên nơi mình sinh ra, lớn lên. Dải đất miền Trung luôn chịu thiệt thòi, nhất là những năm chiến tranh và thời kỳ đầu đất nước thống nhất, nên mỗi người xa quê hầu như vì cuộc sống, khi có điều kiện thì không ai không nghĩ đến việc góp phần làm cho quê mình bớt khó khăn. Không chỉ giúp những người thân trong dòng họ, hai, ba năm nay, doanh nhân chúng tôi cùng dốc sức về đầu tư cho quê nhà gần chục dự án, rồi còn đóng góp cho các hoạt động từ thiện.

* Ông cụ của anh đã định hướng đúng cho các con và có vẻ như ở tuổi 90, cụ vẫn theo kịp thời đại?

- Cha tôi vốn là thầy giáo. Cha luôn tạo cho chị em chúng tôi ý thức học tập không ngừng, muốn thoát được cảnh lam lũ thì phải học. Còn mẹ tôi thì lo cho các con từng miếng ăn để có sức mà học. Cha mẹ tôi rất sâu sắc. Vào năm 1999, chị em chúng tôi mừng thọ 80 tuổi của ông bà, cha lấy tên của sáu chị em tôi là Đông - Nam - Châu - Á - Thái - Bình làm chữ đầu cho sáu câu, cộng với tên Dương và Oanh của cha mẹ làm hai câu kết thành bài thơ kỷ niệm.

Ông theo dõi thời sự nhiều nên hiểu những diễn biến kinh tế - xã hội, vì thế mà trong bài thơ dành cho gia đình, ông cũng gắn với tình hình đất nước, như: “Á - Âu mở cửa thị trường này” hoặc “Bình ổn tiền hàng cực kỳ hay”. Trong năm vừa qua, khi thấy tôi với các doanh nhân đồng hương cùng nhau xây dựng một số công trình lớn ở thành phố Vinh, cha mẹ tôi rất vui vì nghĩ cái cảnh nghèo khó ở quê mình đang lùi dần và hài lòng với những việc làm hữu ích của con cái.

* Nền nếp, tình cảm đại gia đình có ảnh hưởng đến cách quản lý nhân sự trong Công ty Lam Hồng?

- Chắc là có. Ở Công ty Lam Hồng, ngày 2/9 hằng năm là ngày gia đình. Nhân viên vào làm việc ở đây, khi có vợ, chồng, sinh con thì Lam Hồng coi gia đình của họ là thành viên của đại gia đình Lam Hồng. Chúng tôi có bốn chi nhánh với 60 nhân viên, tôn trọng quý mến nhau như ruột thịt. Lương ở đây không cao như các nơi khác, nhưng anh em vẫn gắn bó với Lam Hồng. Mỗi năm chúng tôi không tổng kết doanh thu hay lợi nhuận, mà tổng kết xem trong năm có bao nhiêu người có vợ, có chồng, Lam Hồng năm đó có thêm mấy cháu bé, sắp tới sẽ có bao nhiêu cháu ra đời, coi dân số của Lam Hồng tăng lên bao nhiêu mỗi năm. Điều đó có nghĩa là chúng tôi làm việc ngày hôm nay để chuẩn bị cho thế hệ con cháu mai sau của Lam Hồng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Quê hương: Càng xa, càng gần
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO