Xây dựng nông thôn TP.HCM theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa

Bích Ngọc| 04/05/2023 07:00

UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 27/2/2023 của Chính phủ và Chương trình hành động số 28-CTrHĐ/TU ngày 1/1/2023 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, TP.HCM đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống của nông dân và cư dân nông thôn. Trong đó, tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị; đào tạo, đào tạo lại, đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để chuyển đổi một bộ phận lao động nông thôn sang làm công nghiệp, dịch vụ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và hội nhập quốc tế. Đào tạo nguồn nhân lực nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa thực chất, hiệu quả, bền vững, đi vào chiều sâu, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, đem lại chuyển biến tích cực, rõ nét hơn về chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Đồng thời, triển khai hiệu quả quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tập trung triển khai Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó triển khai phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp khu vực nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển của thành phố trong từng giai đoạn.

-4519-1683187353.jpg

TP.HCM thực hiện đột phá chiến lược trong phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa; xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa khu vực nông thôn; phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Cụ thể, tăng đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, huy động mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia đầu tư, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quá trình đô thị hóa. Ưu tiên dành nguồn lực đầu tư phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

Đồng thời, thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông thôn bao gồm cả đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Xây dựng các phương án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hoàn thiện quy hoạch đất đai và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn, ưu tiên tạo việc làm cho lao động nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn.

Song song đó, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo để phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng. Hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Bên cạnh đó, đổi mới tổ chức, hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; phát triển thị trường và nâng cao hiệu quả xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ. Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Xây dựng nông thôn TP.HCM theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO