![]() |
Ưu tiên trước mắt lẫn lâu dài là hệ thống hạ tầng và ứng phó biến đổi khí hậu là nội dung được đề cập tại Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025.
Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025, gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (diễn ra vào ngày 14/4), Chủ tịUBND thành phố Lê Hoàng Quân nhấn mạnh, cả hai quyết định này là chủ trương quan trọng để thành phố và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bước vào thời kỳ phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa.
![]() |
Theo quy hoạch, TP.HCM sẽ tập trung phát triển những ngành, lĩnh vực có lợi thế, hướng đến nâng cao chất lượng tăng trưởng và kinh tế tri thức; cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh sang khu vực dịch vụ, theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.
Trong đó, về dịch vụ, TP.HCM tập trung phát triển chín nhóm ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng - tín dụng - bảo hiểm, thương mại, vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng, bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin - truyền thông, kinh doanh tài sản - bất động sản…
Về công nghiệp, TP.HCM tập trung vào những ngành có hàm lượng giá trị gia tăng cao; phát triển bốn nhóm ngành cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, lương thực thực phẩm, hóa dược - cao su. Ngoài ra thành phố cũng sẽ chú trọng vào các ngành công nghiệp sinh học, công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng, tiếp tục phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ…
Theo quyết định 252/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, TP.HCM là trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ ngang tầm với các quốc gia trong khu vực.
Đến năm 2030, thành phố là trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại đồng bộ, có hệ thống các cơ sở văn hóa giáo dục-đào tạo, khoa học công nghệ, y tế và thể dục thể thao ở trình độ cao so với khu vực và cả nước.
Mục tiêu này cũng được đặt ra trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 2631/QĐ-TTg.
Theo đó, tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2020 sẽ đạt từ 9,5-10%/năm (so với giai đoạn 2011-2015 là từ 10-10,5%/năm), và giai đoạn 2021-2025 đạt từ 8,5-9%/năm.
GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt từ 4.856-4.967 USD, năm 2020 đạt từ 8.430-8.822 USD và đến năm 2025 đạt từ 13.340-14.285 USD.
GDP bình quân thời kỳ 2011-2020 cao hơn 1,5 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước.