Thảo luận nhiều dự luật liên quan đến kinh tế và doanh nghiệp

MỘC MIÊN| 09/06/2009 00:07

Trong tuần qua, Quốc hội tiếp tục bàn thảo nhiều dự án luật, sửa đổi bổ sung một số luật hiện hành, trong đó Luật Doanh nghiệp một lần nữa được đặt lên bàn nghị sự để sửa đổi với tinh thần chung là “tán thành với quy định của dự thảo luật kéo dài thời hạn cho doanh nghiệp chuyển đổi, đăng ký lại theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp”.

Trong tuần qua, Quốc hội tiếp tục bàn thảo nhiều dự án luật, sửa đổi bổ sung một số luật hiện hành, trong đó Luật Doanh nghiệp một lần nữa được đặt lên bàn nghị sự để sửa đổi với tinh thần chung là “tán thành với quy định của dự thảo luật kéo dài thời hạn cho doanh nghiệp chuyển đổi, đăng ký lại theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp”.

Về Luật Đấu thầu, bản dự thảo đưa ra nghị trường đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng phân cấp mạnh hơn, giảm bớt thủ tục và rút ngắn thời gian trong việc xử lý các vướng mắc về thủ tục đấu thầu, xây dựng và điều chỉnh hợp đồng, xử lý tình huống trong đấu thầu - là những nội dung đang vướng mắc nhiều trong thực tế hiện nay.

Một trong những vấn đề luôn được dư luận quan tâm là dự luật về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai và Luật Nhà ở.

Theo đó, việc tồn tại hai loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và do hai đầu mối (cơ quan quản lý đất đai và cơ quan quản lý nhà ở) thực hiện đã gây nhiều phiền hà cho dân và các nhà đầu tư (trong khi nhà và đất cũng như các tài sản trên đất đều luôn gắn chặt chẽ với nhau) lần này được Quốc hội tiếp tục ghi nhận việc cần thiết “phải thống nhất hai loại giấy và do một cơ quan làm đầu mối thực hiện”.

Dự thảo luật hướng tới đề xuất quy định tên gọi chung là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Bên lề hoạt động nghị trường, ngày 31/5, Hội thảo Đánh giá về tình hình tài chính, huy động và sử dụng vốn do Viện Nghiên cứuLập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Ngân hàng Thế giới (World Bank) tổ chức.

Báo cáo về tình hình tài chính VN trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và các vấn đề về huy động và sử dụng vốn; kinh nghiệm của các nước trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả huy động và sử dụng vốn; các giải pháp để VN để nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn... đã được trình bày nhằm cung cấp cho đại biểu Quốc hội thông tin về huy động, sử dụng vốn hiệu quả.

Đại diện World Bank tại VN kiến nghị: “Quốc hội cần giám sát thường xuyên việc thực hiện pháp luật, chính sách về huy động, sử dụng vốn. Chính phủ thực hiện điều tiết kịp thời và mạnh tay để ngăn ngừa và cứu chữa dòng vốn tài chính khi xảy ra khủng hoảng nhằm góp phần để gói kích cầu thực hiện đúng mục tiêu, tạo cơ sở cho phát triển kinh tế bền vững.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thảo luận nhiều dự luật liên quan đến kinh tế và doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO