Thách thức lớn cho xuất khẩu nông sản Việt

KHÁNH ĐINH| 16/06/2015 05:06

Nửa chặng đường của năm 2015 sắp kết thúc nhưng nền kinh tế vẫn còn nhiều thử thách, đáng chú ý là nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chưa đạt được kết quả như kỳ vọng.

Thách thức lớn cho xuất khẩu nông sản Việt

Nửa chặng đường của năm 2015 sắp kết thúc nhưng nền kinh tế vẫn còn nhiều thử thách, đáng chú ý là nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chưa đạt được kết quả như kỳ vọng.

Đọc E-paper

Đại sứ quán Úc tại Việt Nam ngày 15/6 phát đi thông cáo có phát biểu chúc mừng của ngài Đại sứ Hugh Borrowman: "Tôi rất vui mừng trước sự kiện thị trường Uc đã mở cửa đón nhận trái vải tươi từ Việt Nam. Những lô hàng đầu tiên đã tới Melbourne vào ngày 12/6 và sẽ nhanh chóng được chuyển đến các cửa hàng ở Australia".

Trước đó, ngày 8/6, Thương vụ Việt Nam tại Pháp cho biết, lô hàng 500kg vải thiều Việt Nam xuất sang Pháp đã tiêu thụ hết. Riêng tại thị trường trong nước, TP.HCM "đăng ký” tiêu thụ hơn 40% sản lượng vải thiều.

Đây là tín hiệu mừng cho nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, ở góc độ nào đó, niềm vui này chưa mang tính chất dài hạn cho đầu ra nông sản Việt.

Chưa năm nào những cụm từ như "được mùa mất giá”, "nông dân loay hoay với đầu ra nông sản" hoặc "hệ thống phân phối nhập cuộc cứu nông dân trồng hành, trồng dưa hấu"... lại được nhắc nhiều như 6 tháng đầu năm nay.

Đầu ra nông sản cũng là đề tài được các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIII.

Thậm chí, trong buổi đăng đàn trả lời chất vấn hôm 11/6, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cũng nhìn nhận, khâu yếu nhất trong sản xuất nông nghiệp hiện nay chính là tiêu thụ, tìm đầu ra cho nông sản.

Song, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng đã trấn an rằng, tình hình thực tế không đến nỗi thiếu sáng sủa như vậy. Không phải mặt hàng nông sản nào cũng như hành tím, dưa hấu.

Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu nhiều từ đầu năm đến nay, có 5 mặt hàng xuống giá, sản lượng xuất khẩu giảm gồm gạo, cao su, cà phê, tôm, cá tra.

Nhưng, cũng có 4 mặt hàng xuất khẩu tăng là hạt tiêu, điều, sắn, rau cho nên cần phải bình tĩnh để đánh giá và giải quyết. Tuy nhiên, điều đáng nói là nhóm giảm chủ yếu rơi vào các mặt hàng xuất khẩu chủ lực từ trước đến nay của Việt Nam.

Chỉ riêng mặt hàng gạo, những tháng đầu năm nay, gạo Việt giảm giá, trong khi Campuchia đã bắt đầu có sự tăng trưởng mạnh.

Do đó, việc sớm triển khai Đề án Phát triển thương hiệu gạo Việt là điều cần thiết và các bên liên quan phải nhìn nhận một cách nghiêm túc, trong đó, đáng chú ý là vai trò đầu tàu của các cơ quan điều hành, quản lý về nông nghiệp.

Theo cam kết của 8 hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia, thuế suất giảm xuống rất có lợi cho nhà sản xuất và chế biến.

Bên cạnh những thuận lợi được tạo từ việc bán hàng không thuế, các mặt hàng nông sản của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm từ chăn nuôi, trồng trọt, sẽ đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nếu doanh nghiệp không thay đổi phương pháp sản xuất, mẫu mã, đầu tư chất lượng, sẽ đánh mất thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Mặt khác, khi trực tiếp tham gia các FTA, các thương lái nước ngoài có quyền thu mua trực tiếp nông sản của Việt Nam trên đồng ruộng.

Khi đó, doanh nghiệp các nước hầu như nắm được giá thành sản xuất, có thể "điều phối" sản lượng nông sản, thậm chí diện tích gieo trồng của nông dân.

Khi diện tích phát triển đến một mức nào đó, nông dân trở thành bị động trong bán hàng, bị thương lái nước ngoài ép giá, hạ giá, dẫn đến không có lợi nhuận hoặc từ bỏ sản xuất.

>Xuất khẩu nông sản: Giảm không chỉ vì tỷ giá

>Hơn 11 tỷ USD xuất khẩu nông sản trong 5 tháng đầu năm

>Bộ Công Thương tích cực tìm đầu ra cho nông sản Việt

>2 mô hình liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thách thức lớn cho xuất khẩu nông sản Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO