Tại sao người ta thích sự bóng loáng?

26/01/2014 03:18

Con người ta thường bị thu hút bởi những gì lấp loá quanh ta: từ trang tạp chí lối sống đến cái bìa. Một lời giải thích hợp lý đối với cảm giác ưa thích văn hoá này là chúng ta liên kết sự bóng với sự giàu có và sang trọng.

Tại sao người ta thích sự bóng loáng?

Con người ta thường bị thu hút bởi những gì lấp loá quanh ta: từ trang tạp chí lối sống đến cái bìa. Một lời giải thích hợp lý đối với cảm giác ưa thích văn hoá này là chúng ta liên kết sự bóng với sự giàu có và sang trọng.

Tuy nhiên, nếu câu chuyện dừng ở đây, chúng ta không mong đợi trẻ em từ rất nhỏ đã biết thích những đồ vật bóng đến như vậy, cũng như chúng ta không mong đợi những bộ lạc vùng sâu như Yolngu ở Úc tôn vinh các thứ thẩm mỹ lung linh như họ từng làm. Rõ ràng là có điều gì đó khuất tất.

Mới đây một nhóm học giả về tiếp thị đã nghiên cứu vấn đề từ một góc độ tiến hoá. Họ đã bị cuốn vào những nghiên cứu trước đó chứng minh rằng “trẻ em được đưa cho các đồ vật bóng đều liếm chúng”, DailyMail dẫn lại lời một trong số các học giả, Vanessa M. Patrick, đại học Houston. Trong nghiên cứu đó, xuất bản cách đây vài năm, trẻ em từ 7 – 12 tháng tuổi đưa miệng chúng vào các dĩa bóng nhiều hơn so với các dĩa mờ. Trẻ em cũng được trông thấy táp lấy các đồ chơi bóng trên mặt đất, cách mà một con vật có thể uống nước từ một vũng nước.

Patrick và các cộng sự, từ đại học Ghent ở Bỉ, lấy làm ngạc nhiên đặt câu hỏi liệu có điều gì còn hơn thế nữa đối với các báo cáo đó hay trẻ em chỉ là trẻ em. Có thể mối quan hệ giữa uống nước và các thiết kế bóng là một loại tiến hoá của con người – một tín hiệu cho thấy xu hướng bị cuốn hút vào sự bóng bẩy bắt nguồn từ một ham muốn nguyên thuỷ đối với nước như là một tài nguyên sự sống.

Thế là họ thiết kế một loạt sáu thí nghiệm để kiểm tra ý tưởng đó. Trước tiên họ phải chứng minh rằng sự ưu ái cái bóng là một phản ứng tự nhiên chứ không phải là một liên kết với một cuộc sống đẹp qua tập thành.

Sự cuốn hút đối với cái bóng không thể liên quan hoàn toàn đến sự giàu có, nhưng nó còn có thể phản ánh một sự hưởng thụ cơ bản về những cái đẹp. Để tìm hiểu khả năng đó, các nhà nghiên cứu bịt mắt 46 người tham gia thử nghiệm và đưa cho họ một mẩu giấy. Một nửa nhận giấy bóng, một nửa giấy mờ. Các người giữ giấy bóng đánh giá chất lượng giấy và sự hấp dẫn cao hơn nhóm giấy mờ – dầu không nhìn thấy.

Các thí nghiệm cho thấy có nhiều yếu tố về bóng hơn là liên kết văn hoá và sự bắt mắt. Trong thí nghiệm mù, chẳng hạn, các người tham gia hình dung nhiều nước hơn khi được yêu cầu tưởng tượng ra một khung cảnh được mô tả trên trang – chứng minh một liên kết nhận thức giữa bóng và ẩm. Trong một thí nghiệm khác không che mắt, những người tham dự đánh giá cao hình ảnh nước cũng như độ bóng hơn là các hình ảnh khô cằn, mặc dầu không có sự khác biệt.

Thí nghiệm cuối cùng, các nhà nghiên cứu chia 126 người tham gia thành ba nhóm. Một nhóm ăn một mớ bánh không có nước. Một nhóm ăn bánh nhưng có uống chút nước. Một nhóm không ăn. Sau đó, mỗi nhóm nhìn vào tám bức ảnh, một nửa trên giấy bóng và nửa trên giấy mờ. Cả ba nhóm thích các ảnh bóng hơn, nhưng nhóm đã ăn bánh đánh giá chúng hấp dẫn hơn. Và những người tham gia ăn bánh không uống nước càng tỏ ra ham muốn nước bao nhiêu càng thích bóng hơn.

Các nhà nghiên cứu ghi nhận trên tạp chí Tâm lý tiêu dùng rằng một thiên hướng đối với nước thực sự đóng một vai trò trong sự ham thích bóng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tại sao người ta thích sự bóng loáng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO