Quản lý hoạt động thị trường vàng: Cần đảm bảo tính thông suốt

04/04/2011 09:21

Việc chấm dứt giao dịch vàng miếng trên thị trường tự do trong thời gian tới với hi vọng sẽ thay đổi cơ bản thói quen trong mua bán vàng của người dân. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất sau khi tổ chức lại là bảo đảm tính thông suốt trong hoạt động của thị trường.

Quản lý hoạt động thị trường vàng: Cần đảm bảo tính thông suốt

Việc chấm dứt giao dịch vàng miếng trên thị trường tự do trong thời gian tới với hi vọng sẽ thay đổi cơ bản thói quen trong mua bán vàng của người dân. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất sau khi tổ chức lại là bảo đảm tính thông suốt trong hoạt động của thị trường.

TS Lê Thẩm Dương: "Theo tôi, nên cho kinh doanh vàng vật chất và tiến tới liên thông với thị trường vàng thế giới".

Trong tháng 4/2011, NHNN sẽ trình Chính phủ dự thảo nghị định về quản lý kinh doanh vàng, việc xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do theo lộ trình. 

Tuy nhiên, đến nay các phương án xây dựng và tổ chức lại hoạt động của thị trường vàng vẫn đang gây nhiều tranh cãi. Dưới đây là quan điểm của TS Lê Thẩm Dương – Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM về vấn đề này. 

Lộ trình xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do vẫn đang có nhiều quan điểm khác nhau, còn quan điểm của ông về vấn đề này ?

Việc chấm dứt giao dịch vàng miếng trên thị trường tự do trong thời gian tới với hi vọng sẽ thay đổi cơ bản thói quen trong mua bán vàng của người dân. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất sau khi tổ chức lại là bảo đảm tính thông suốt trong hoạt động của thị trường.

Thị trường vàng chỉ đi vào thực tế và vận hành được khi đáp ứng đầy đủ, dễ dàng đối với nhu cầu mua bán và trao đổi vàng của người dân và các thành phần kinh tế. Và làm như thế nào để lưu thông vàng trên thị trường thông suốt là điều cần quan tâm nhất, người dân cần bán là bán được ngay, cần mua là mua được ngay.

Có người cho rằng, thị trường vàng sẽ được xây dựng và hoạt động tương tự như thị trường chứng khoán. Nhưng đây có phải là phương thức tối ưu để quản lý thị trường vàng?

Vì vậy, phải tạo ra phương thức giao dịch đơn giản nhất, tiện lợi nhất. Tâm lý tích trữ và đầu cơ là yếu tố khiến nhu cầu giao dịch vàng vật chất dù có cấm hay không vẫn tồn tại trong nền kinh tế. Chính vì vậy, làm thế nào để quản lý được thị trường này một cách hiệu quả nhất và đưa dòng vàng tích luỹ vào cuộc sống là vấn đề cần giải quyết.

Vậy theo ông, thành lập Sở giao dịch vàng vật chất cấp quốc gia có phải cách quản lý hợp lý trong bối cảnh hiện nay ?

Quả thật, tôi thấy rất nhiều quan điểm cho rằng cần có Sở giao dịch vàng vật chất cấp quốc gia. Bởi các quan điểm này cho rằng, Nhà nước sẽ kiểm soát khối lượng doanh thu vàng trong năm là bao nhiêu, các nhà đầu tư phải trả thuế gì và con số là bao nhiêu.

Hiện tại Nhà nước đang bỏ ngỏ thuế doanh thu vì không quản lý được. Khi có sàn vàng vật chất cấp quốc gia, người dân muốn đầu tư vàng phải đem vàng vào. Để tránh tình trạng đầu cơ thì tỷ lệ ký quỹ có thể là 90% thậm chí là 100%.

Như vậy, khi lượng vàng để trong két sắt của người dân được đem đến giao dịch và thống kê qua sở giao dịch vàng vật chất thì Nhà nước sẽ trả lời được chính xác lượng vàng trong dân là bao nhiêu. 

Theo tôi, nên cho kinh doanh vàng vật chất và tiến tới liên thông với thị trường vàng thế giới, các chuyên gia cho rằng, cần chuẩn hoá vàng miếng, vàng thỏi phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế. Khi đó, nhà sản xuất vàng miếng áp dụng những quy định về hàm lượng tuổi vàng được phép giao dịch trên thị trường cấp giấy chứng nhận nguồn gốc sản phẩm khi bán hàng, đồng thời có quy định xử phạt về gian lận tuổi và trọng lượng vàng.

Điểm tựa cho việc huy động vàng từ trong dân ra nền kinh tế chính là phải tạo ra một thị trường để lưu thông vàng, trong đó đảm bảo quyền lợi hợp pháp qua các trung tâm mua bán mà giá không phải do tâm lý và đầu cơ chi phối mà từ quy luật cung cầu trong nước và sự tác động qua lại của thị trường thế giới.

Hơn thế, cũng cần nghiên cứu các công cụ phái sinh, kinh doanh vàng khác, nhằm hút được lượng vàng trong dân vào nền kinh tế.

Muốn vậy, phải xác định được lượng vàng tích luỹ trong dân. Đây sẽ là cơ sở để ra chính sách và quyết định chi phối thị trường trong từng giai đoạn cụ thể.

Thị trường vàng vẫn đang chờ đợi những yếu tố tích cực để đảm bảo tính minh bạch, theo ông cần có những động thái nào ?

Cần xây dựng các sản phẩm thu hút nguồn vàng nhàn rỗi trong dân cư. Vì vàng vật chất còn mang tính chất tiền tệ và là một công cụ ngoại hối nên cần thu hẹp đầu mối xuất nhập khẩu, cũng như cung ứng trên thị trường.

Đồng thời phải có cơ chế quản lý những đầu mối này để từ đó đưa ra những chính sách can thiệp thị trường, tạo tính ổn định tránh tình trạng đầu cơ như hiện nay để quản lý nguồn cung cầu, trong dài dạn cần liên thông với thị trường quốc tế và tự do hoá thị trường này.

Đặc biệt cần nghiên cứu và xây dựng các sản phẩm, dịch vụ tiên tiến cho thị trường vàng như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai cùng các sản phẩm phái sinh mới như quyền chọn không phí và các sản phẩm phái sinh phức hợp khác, phát hành chứng chỉ huy động vàng để tăng tính thanh khoản cho thị trường vàng, hấp dẫn người dân đưa vàng vào lưu thông.

Xin cảm ơn ông !

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Quản lý hoạt động thị trường vàng: Cần đảm bảo tính thông suốt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO