Nợ xấu: Phải xử lý bằng tất cả biện pháp tự thân

HẢI VÂN thực hiện| 18/09/2014 03:54

Xử lý nợ xấu, đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch đề nghị: "Những giải pháp sắp tới phải đồng bộ, một loạt các luật liên quan đang sửa phải hướng đến khai thông thị trường, thúc đẩy doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh".

Nợ xấu: Phải xử lý bằng tất cả biện pháp tự thân

Xử lý nợ xấu, đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch đề nghị: "Những giải pháp sắp tới phải đồng bộ, một loạt các luật liên quan đang sửa phải hướng đến khai thông thị trường, thúc đẩy doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh".

Đọc E-paper

* Ông nhận định thế nào về diễn biến nợ xấu hiện nay?

- Nợ xấu diễn biến rất phức tạp, những phát sinh gắn liền với sự trì trệ, sự yếu kém của tổng cầu thị trường, tạo thành nợ dây chuyền. Tới nay hệ thống ngân hàng (NH) đã tự xử lý được hơn 200 ngàn tỷ đồng nợ xấu, nhưng vẫn tồn đọng khoảng 161.000 tỷ đồng, do nó tiếp tục phát sinh tới 4,17%.

Con số này không lớn nhưng là một điểm nghẽn. Việc ra đời Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) là cần thiết, nhưng quy định chỉ dùng cơ chế, không dùng tiền làm kết quả hạn chế, dù đến nay đã mua được 56.000 tỷ đồng và bán được 1.400 tỷ đồng. Nợ xấu gắn liền thị trường bất động sản, nhưng thị trường này vẫn tiếp tục trì trệ, thanh khoản không cao, tạo thêm một điểm nghẽn nữa cho nền kinh tế.

Tháng 10/2014, Quốc hội sẽ có báo cáo về giám sát đối với lĩnh vực đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.

Nợ xấu càng kéo dài, việc hấp thụ vốn của nền kinh tế càng nghẽn, mà càng nghẽn thì tổng cầu, đầu tư không tăng, DN không hoạt động được. Vòng luẩn quẩn này phải gỡ bằng một dòng vốn khác. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là phải xử lý nợ xấu bằng tất cả các biện pháp tự thân.

Việc các ngân hàng thương mại đang đứng trước nguy cơ không đủ lợi nhuận để trích lập dự phòng, phải giải quyết mạnh mẽ, kể cả việc bơm vào hệ thống một dòng vốn cần thiết để xử lý dứt điểm trong thời gian ngắn nhất. Việc tăng khả năng tín chấp, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các NHTM làm việc này nhưng tôi cho rằng phải làm mạnh hơn.

NH cho DN vay nợ để trả nợ, dĩ nhiên là phải giám sát dòng tiền, bảo đảm không tái sinh nợ xấu mới, như vậy mới có thể khai thông được thị trường. Về tín dụng nên tập trung nhiều hơn đối với DN hiện nay vướng nợ nhưng có khả năng làm ăn và trả nợ.

Cùng với các biện pháp của Ngân hàng Nhà nước, phải sửa một số luật liên quan đến Luật Dân sự, liên quan đến đấu giá tài sản, liên quan đến khai thông thị trường tài chính, thị trường mua bán nợ..., mới có thể giải quyết được vấn đề.

* Các NHTM đang rất khó khăn trong việc xử lý những tài sản thế chấp, ông có gợi ý nào không?

- Vướng mắc này liên quan đến Luật Dân sự. Hiện nay quy định liên quan đến xử lý tài sản thế chấp rất nhiêu khê. Đơn cử quy trình đấu giá theo quy định hiện hành mất 4 năm với chi phí rất lớn, làm nản lòng nhiều NH.

Tôi đã làm việc với một số NHTM, được biết không ít tài sản thế chấp đến hạn, con nợ ném nó đi làm cái khác, NH ôm tài sản, loay hoay bán để lấy nợ, thành ra vấn đề nợ không dứt điểm được bằng tài sản.

Mới đây, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp xây dựng thông tư hướng dẫn về thủ tục giải quyết những tài sản liên quan đến nợ. Nếu khai thông được cái này mới dứt điểm được những khoản nợ mới, nợ trên bản cân đối tài sản của NH và nợ xấu mới giải quyết được một cách căn cơ.

* Nhiều ý kiến cho rằng, nợ xấu khó xử lý bởi nguồn vốn cho VAMC không nhiều. Còn nhận định của ông?

- Tôi cho rằng, nên tìm nguồn để tăng vốn điều lệ cho VAMC xử lý nợ xấu, 500 tỷ không giải quyết được vấn đề. Trước đây, khi đặt ra vấn đề xử lý nợ xấu thì tự thân hệ thống NHTM đã không giải quyết nổi, bây giờ càng cần dòng tài chính từ ngoài bơm vào.

Theo kinh nghiệm nhiều nước, bơm vốn vào để kích thích, sau đó mới thu lại có khi còn lợi hơn. Đây là vấn đề phải cân nhắc về cơ chế cũng như năng lực tài chính cho VAMC.

* Cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nợ xấu: Phải xử lý bằng tất cả biện pháp tự thân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO