Khó cho quý II/2013

HẢI ANH| 16/04/2013 09:29

Mặc dù kinh tế quý I tăng trưởng ở mức cao hơn cùng kỳ năm trước, nhưng theo dự báo của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (NCEIF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố trong Báo cáo Kinh tế quý I, tăng trưởng kinh tế quý II năm nay sẽ ở mức thấp hơn so với quý I, ước đạt khoảng 4,8%.

Khó cho quý II/2013

Mặc dù kinh tế quý I tăng trưởng ở mức cao hơn cùng kỳ năm trước, nhưng theo dự báo của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (NCEIF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố trong Báo cáo Kinh tế quý I, tăng trưởng kinh tế quý II năm nay sẽ ở mức thấp hơn so với quý I, ước đạt khoảng 4,8%.

Đọc E-paper

Báo cáo của NCEIF cho thấy trong quý I kinh tế vẫn còn hàng loạt các khó khăn như sản xuất công nghiệp giảm; tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu đến từ khu vực FDI; thu chi ngân sách đạt mức thấp; tăng trưởng tín dụng yếu; nợ xấu vẫn ở mức cao... đang gây cản trở đến đà phục hồi kinh tế trong các quý tiếp theo.

Theo NCEIF, do lực cầu yếu, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) thấp, chỉ số tiêu thụ sản phẩm tăng chậm, hàng tồn kho cao. Trong quý I, ngành khai khoáng, khai thác dầu thô chiếm tỷ trọng lớn nhưng chỉ số sản xuất cũng chỉ tăng rất thấp (3,8%); sản xuất, chế biến thực phẩm là ngành lớn nhất của công nghiệp chế biến, chế tạo cũng chỉ tăng 3,1% (cùng kỳ năm trước tăng 11,8%).

Đối với khu vực xây dựng, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục trầm lắng đã có tác động tiêu cực đến ngành sản xuất có liên quan trực tiếp như sắt thép, ximăng...

Về xuất khẩu, mặc dù có mức tăng trưởng nhưng các chuyên gia của NCEIF cho rằng, tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu do khu vực FDI. Nếu tính theo khu vực kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu là 19,2 tỷ USD, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực này có thấp hơn so với quý I/2012 (44,3%) nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Về phía nhập khẩu, doanh nghiệp FDI cũng chiếm tới 55% tổng kim ngạch nhập khẩu, đạt mức 16,1 tỷ USD. Khu vực này xuất siêu gần 1,31 tỷ USD. Điều này chứng tỏ kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng, cán cân thương mại được cải thiện chủ yếu là do đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi khu vực sản xuất trong nước vẫn trì trệ.

Trong báo cáo, NCEIF nhận định, dòng vốn FDI đang có xu hướng giảm. Mặc dù quý I năm nay, tỷ lệ vốn của khu vực FDI chiếm khoảng 26,16%, tăng 1,37% so với quý I/2012 nhưng so với hai quý cùng kỳ trước đó (quý I/2010 và quý I/2011) thì tỷ lệ này giảm tương ứng là 6,33 điểm % và 2,7 điểm %.

Về tình hình tài chính, ngân sách, tính đến quý I, tổng thu ngân sách ước chỉ đạt khoảng 16,7% dự toán thu cả năm. Thu ngân sách đạt thấp nhất tính từ năm 2008, cụ thể, thu ngân sách chỉ đạt 16,7% dự toán năm; trong khi đó, con số này đều lớn hơn 18,5% từ năm 2009 đến 2012.

Giá trị thu và chi ngân sách tính đến 15/3 ước đạt lần lượt là 136.300 tỷ đồng và 171.900 tỷ đồng. Như vậy, tính đến giữa tháng 3/2012, thâm hụt ngân sách ước đạt (-) 35.600 tỷ đồng.

Trong khi đó, lãi suất cho vay vẫn ở mức rất cao (trung bình trên 14%/năm). Theo đó, tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế chưa có dấu hiệu gia tăng, thể hiện ở mức tăng trưởng dư nợ âm trong quý I. Cùng với đó, nợ xấu vẫn chưa giảm (6% trong quý I vừa qua), đặc biệt là nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Khó cho quý II/2013
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO