Hội ngành nghề chưa phát triển được tính cộng đồng

LÊ LOAN thực hiện| 07/07/2011 00:46

Có thể nói, thị trường cá tra Việt Nam luôn có nhiều biến động và những yếu tố về vốn, nguyên liệu... là những trăn trở thường trực của người nuôi cá. TS. Nguyễn Thị Hồng Minh, đã chia sẻ thêm một vấn đề có tác động không kém trong gói giải pháp phát triển bền vững con cá tra Việt Nam, đó là tính cộng đồng.

Hội ngành nghề chưa phát triển được tính cộng đồng

Có thể nói, thị trường cá tra Việt Nam luôn có nhiều biến động và những yếu tố về vốn, nguyên liệu... là những trăn trở thường trực của người nuôi cá. TS. Nguyễn Thị Hồng Minh, đã chia sẻ thêm một vấn đề có tác động không kém trong gói giải pháp phát triển bền vững con cá tra Việt Nam, đó là tính cộng đồng.

* Xin bà nói rõ hơn về tính cộng đồng, ở đây có phải là “tiếng nói chung” của doanh nghiệp (DN)?

- Thật ra, tính cộng đồng tôi muốn đề cập chính là Quỹ Phát triển thị trường. Cụ thể, thông qua quỹ này, đơn vị quản lý sẽ tiến hành những chiến dịch phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu... để nâng cao “uy tín” con cá tra Việt Nam. Sau hơn 10 năm phát triển, con cá tra Việt Nam vẫn chưa thoát ra vòng lẩn quẩn ở chất lượng nguồn nguyên liệu cũng như đầu ra.

Quốc gia đã thực hiện và áp dụng thành công tính năng của Quỹ Phát triển thị trường là Na Uy. Thông qua Quỹ, Hội đồng Quản lý đã giúp DN có kinh phí thực hiện tốt quy trình nuôi cá hồi, đảm bảo tiêu chuẩn để chinh phục được cả những thị trường khó tính như Nhật Bản. Thị trường Nhật yêu cầu nguyên liệu phải được khai thác từ thiên nhiên nhưng họ đã chấp nhận cá hồi nuôi nhập khẩu từ Na Uy.

Xin nói thêm, kinh phí đóng góp vào sự phát triển thị trường đều do tự thân DN góp vào, không có bất kỳ sự trợ giúp nào từ phía chính phủ.

* Nói như thế, vậy cộng đồng như VASEP chưa làm được điều này?

- VASEP cũng rất muốn thành lập một quỹ như thế, nhưng khi kế hoạch được trình lên thì nhận được hồi đáp, quỹ này phải mang tính chất tự nguyện, không được ép buộc. Chiếu theo lẽ đó, điều này chẳng khác nào làm từ thiện.

Ở nước ngoài, người ta quy định DN muốn xuất khẩu phải thông qua tổ chức. Cụ thể, ở Na Uy, DN xuất khẩu phải đáp ứng được hai tiêu chuẩn của Hội đồng Xuất khẩu Thủy sản: thời gian đồng hành cùng tổ chức và có cơ sở sản xuất. Qua đó, DN xuất khẩu với sự bảo lãnh của tổ chức, thị trường nhập khẩu hoàn toàn có thể tin tưởng. Điều này hơi ngược lại ở Việt Nam.

* Vậy để thành lập tổ chức cộng đồng đó cần có những quy định gì, thưa bà?

- Có thể nói, ngành thủy sản Việt Nam phát triển như hôm nay là do sự góp công của nhưng “ông lớn” trong ngành. Bởi vì, họ tự biết tạo vùng nguyên liệu, trước khi cần đến sự trợ giúp từ phía Chính phủ. Thế nhưng, điều tôi muốn đề cập đến ở đây là những người nông dân. họ mới là đơn vị cuối cùng chịu tác động mạnh nhất của thị trường.

Để tháo “nút thắt” này, chúng ta có nói nhiều đến giải pháp hợp tác xã (HTX), song HTX là tài sản chung. Ở Na Uy không đặt nền móng của HTX trên cơ sở sở hữu chung, mà chỉ xây dựng những giá trị chung gọi là giá trị mềm như tiêu chuẩn, nỗ lực xúc tiến thương mại... để bảo vệ uy tính, danh dự của sản phẩm. Theo đó, họ liên kết nông dân lại bằng những tổ chức như Quỹ Phát triển thị trường và xem đó như cánh tay nối của chính phủ.

* Xin cám ơn bà!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hội ngành nghề chưa phát triển được tính cộng đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO