USD - Nhân dân tệ: Cuộc đua song mã

LAM HỒNG| 12/08/2015 01:39

Trong năm nay, USD đã tăng khoảng 8%, sau khi tăng 10% so với năm 2014. Câu hỏi đặt ra là liệu đồng USD đã đạt đỉnh hay mới trong giai đoạn đầu của đà tăng giá

USD - Nhân dân tệ: Cuộc đua song mã

Trong năm nay, USD đã tăng khoảng 8%, sau khi tăng 10% so với năm 2014. Câu hỏi đặt ra là liệu đồng USD đã đạt đỉnh hay mới trong giai đoạn đầu của đà tăng giá.

Đọc E-paper

Theo Deutsche Bank, còn nhiều “room” để đồng USD tiếp tục tăng và dự báo tăng thêm 10% nữa. Đặc biệt, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Janet Yellen cam kết sẽ tăng lãi suất cơ bản ngay trong năm 2015 này.

Nếu FED tăng lãi suất, nhu cầu USD sẽ tăng theo, kéo giá trị của đồng bạc xanh lên cao so với các đồng tiền khác. FED đã duy trì lãi suất cơ bản của Mỹ gần mức 0% từ năm 2008 đến nay để giúp khôi phục nền kinh tế Mỹ.

Hiện đã đến lúc FED xem xét nâng lãi suất cơ bản, dự kiến vào quý III hoặc cuối năm nay.

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) từ năm 2012 đã bắt đầu chương trình bơm tiền mua trái phiếu chính phủ với quy mô 80 ngàn tỷ yên (641 tỷ USD) mỗi năm. Chương trình này đã kéo giá trị của đồng yên Nhật xuống 30% so với USD, tính từ năm 2012 đến nay.

Tỷ trọng các đồng tiền trong rổ tiền SDR của IMF

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng triển khai một chương trình tương tự như FED và BoJ, dự kiến sẽ kéo dài đến tháng 9/2016, làm cho đồng euro yếu đi, tới mức gần ngang giá với USD, để kích thích xuất khẩu của châu Âu.

Phân tích của Deutsche Bank cho rằng, “các đồng tiền neo vào USD sẽ có một thời gian khó khăn khi đồng USD tăng đáng kể”. Đáng chú ý là nguy cơ trượt giá của đồng NDT sẽ tạo ra biến động đáng kể trên thị trường tài chính và cuộc chiến phá giá cạnh tranh tiền tệ.

Trong đó, sự lên giá nhanh chóng của USD có thể làm cho Trung Quốc (TQ) bị thiệt hại đáng kể về lợi ích khi có sự chuyển dịch cơ cấu tài sản trong chiến lược quốc tế hóa đồng NDT của TQ, bắt đầu bằng sự điều chỉnh cơ cấu tài sản đảm bảo.

Việc lên giá nhanh chóng đồng USD là chính sách chủ động của Mỹ đã làm cho TQ hụt hơi trong việc bảo toàn số lượng tài sản, đặc biệt là vàng trong quá trình chuyển USD sang vàng.

Tính từ đầu năm tới nay, đồng nội tệ của Nhật Bản, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á đã giảm giá so với USD, do sự điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng tại các nền kinh tế này.

Đặc biệt, đồng rupiah và ringgit của Indonesia và Malaysia đua nhau mất giá, sau khi giảm 8,4% và 9,8% so với USD từ đầu năm tới nay, giảm hơn nhiều so với đồng baht Thái (6,4%) và đồng peso Philippines (2,2%).

Vấn đề của hai quốc gia này đang trở nên nghiêm trọng vì không chỉ yếu kém về kinh tế mà còn sự bất ổn về chính trị. Trong khi đó, đồng NDT lại hầu như không tăng giá so với USD.

So với năm 2010, đồng NDT đang mạnh hơn 30% những đồng tiền của các đối tác thương mại, đồng thời gần cao bằng mức kỷ lục 131,4 của tháng 3.

NDT là một trong những đồng tiền ổn định nhất trên thị trường tiền tệ toàn cầu, với biên độ dao động hằng ngày bị khống chế và có gần hai năm ở mức 6,82 NDT/1 USD đến tháng 5/2010.

Tỷ giá đã tăng lên mức 6,0406 NDT/1 USD vào tháng 1/2014, nhưng sau đó giảm trở lại. Với việc nền kinh tế TQ giảm tốc, NDT đã giảm xuống mức 6,2747 vào đầu năm nay - thấp nhất kể từ tháng 10/2012 và kể từ đó đã tăng 1%.

Trong một “cuộc chiến khác”, Mỹ đang ngăn chặn tham vọng của Bắc Kinh muốn biến đồng tệ thành đồng tiền quốc tế.

Là nền kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới, TQ có tham vọng mở rộng việc sử dụng NDT ở bên ngoài biên giới, đặc biệt là đưa đồng tiền này vào trong rổ tiền Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), đơn vị tính toán tiền tệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hiện bao gồm 4 ngoại tệ là USD, euro, bảng Anh và yên Nhật.

IMF ngày 4/8 đã ra thông báo, “vẫn còn nhiều việc phải làm để IMF có thể chấp nhận NDT như một trong những đồng tiền tham khảo” của định chế này.

Hai tiêu chí xác định xem một đồng tiền có thể là một phần của SDR: nước phát hành đồng tiền phải là một nước xuất khẩu lớn, và đồng tiền đó phải được tự do sử dụng.

Dù từ chối nhưng báo cáo của IMF cũng công nhận những tiến bộ Bắc Kinh đã đạt được, lưu ý rằng NDT đã là đồng tiền được sử dụng nhiều thứ 5 trong thương mại quốc tế.

Trong 5 năm qua, xuất khẩu của TQ chiếm trung bình 11% xuất khẩu toàn cầu, đứng sau EU và Mỹ, nhưng sắp vượt qua Nhật Bản và Anh.

Trong khi đó, tiêu chí “tự do” dùng để chỉ định một đồng tiền được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch quốc tế. Kể từ năm 2009, giới lãnh đạo TQ đã theo đuổi một loạt chính sách tăng cường sử dụng NDT trong các giao dịch thương mại với các nước trong khu vực, giảm sự phụ thuộc vào USD trong thanh toán quốc tế.

Trong năm 2014, NDT chiếm 1,1% tổng tài sản dự trữ chính thức của các nước, tăng từ 0,7% trong năm 2013; khoảng 0,6% nợ chứng khoán quốc tế hiện nay được tính bằng NDT, tăng từ 0,1% trong năm 2010; đối với các khoản thanh toán qua biên giới, 1% được tiến hành bằng NDT, tăng từ 0,2% trong năm 2012.

Theo Ngân hàng Standard Chatered ước tính, nếu thành công trong việc đưa NDT vào rổ SDR, TQ có thể thúc đẩy nhà đầu tư nước ngoài rót tới 6,2 nghìn tỷ NDT (tương đương 999 tỷ USD) mua trái phiếu TQ tính đến năm 2020.

Shen Jianguang, nhà kinh tế tại Mizuho Securities, cho rằng xu thế tăng giá đồng NDT sẽ còn tiếp diễn. Chính sách của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) là duy trì đồng nhân dân tệ vững và mạnh, nhằm cố gắng đưa đồng tiền này vào SDR.

>Đồng nhân dân tệ sắp gia nhập rổ các đồng tiền trong SDR

>Mỹ ứng phó trước sự "trỗi dậy" của đồng Nhân dân tệ

>Đã có ngân hàng châu Phi đầu tiên thanh toán bằng nhân dân tệ

> 5 câu hỏi về động thái Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
USD - Nhân dân tệ: Cuộc đua song mã
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO