Uber dính "đạn lạc" từ cái chết của nhà báo Khashoggi

THÁI BẢO| 05/11/2018 04:46

Sau vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi, không công ty nào tại Thung lũng Silicon bị ảnh hưởng vì mối quan hệ của họ với chính quyền Arab Saudi hơn là Uber.

Uber dính

CEO của Uber - Dara Khosrowshahi.

Đầu tháng 6/2016, Quỹ Đầu tư Quốc gia của Arab Saudi đã chuyển toàn bộ số tiền đầu tư 3,5 tỷ USD cho hãng xe công nghệ Uber. Đây là khoản đầu tư lớn nhất từ trước tới nay từ một chính phủ nước ngoài cho một startup. Hai năm trước, số tiền trên đã giúp Uber dàn xếp cuộc đối đầu với Didi Chuxing của Trung Quốc, củng cố vị thế trước đối thủ là hãng xe công nghệ Lyft. Nhưng hiện nay, món đầu tư đang kéo Uber vào tầm quan sát của toàn thế giới và các doanh nghiệp toàn cầu có quan hệ làm ăn với Arab Saudi.

Bloomberg khám phá ra rằng Arab Saudi sở hữu hơn 10% công ty công nghệ này, thông qua sở hữu trực tiếp và gián tiếp. Trong ban quản trị của Uber còn có ông Yasir Othman Al-Rumayyan - giám đốc điều hành quỹ đầu tư của vương quốc này - PIF. Ông Al-Rumayyan vốn là một đồng minh của Hoàng thái tử Mohammed bin Salman – người đồng thời là chủ tịch quỹ.

Vụ sát hại Jamal Khashoggi, theo một cây bút của tờ Washington Post, đã khuấy động cả Thung lũng Silicon gần đây. Đương nhiên, không công ty nào dính líu tới Arab Saudi nhiều hơn Uber. Giám đốc điều hành hiện tại của Uber - ông Dara Khosrowshahi, đang nỗ lực tạo một diện mạo mới cho công ty trước đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào đầu năm sau.

Link bài viết

Ông Khosrowshahi, một người nhập cư từ Iran, là một trong những người đầu tư rút khỏi hội nghị đầu tư do Arab Saudi tổ chức hồi tháng 8. Vị CEO này sẽ rất khó để có thể cắt đứt mối quan hệ của công ty mình với một chính phủ đang dính líu tới vụ việc nghiêm trọng như trên.

Chỉ trong vài ngày, sự kiện Khashoggi đã phá hủy hình ảnh trước công chúng của cả Arab Saudi lẫn các doanh nghiệp làm ăn với họ. Những nhà điều hành từng tham gia vào quá trình cắt đứt thỏa thuận cùng Riyadh cho rằng rất khó để ông Khosrowshahi kéo Uber ra khỏi quan hệ mật thiết với vương quốc này.

Hy vọng lớn nhất để giải quyết vấn đề là Uber phải cổ phần hóa. Điều này sẽ giúp hãng rộng đường cơ cấu lại dàn quản trị của mình. Các công ty đại chúng có ít quyền kiểm soát đối với các nhà đầu tư của họ. Đây cũng là một cái cớ để Uber tránh trách nhiệm đối với việc làm ăn cùng Riyadh.

Cho tới nay, Uber có vẻ vẫn áp dụng chiến lược nằm yên chờ cơn giận dữ của công chúng qua đi. Ngày 30/10, toàn bộ ban quản trị của công ty đã có cuộc họp khẩn. Tại đây, ông Khosrowshahi đã lên kế hoạch cho đợt IPO vào năm 2019. Vai trò giám đốc của Al-Rumayyan vẫn không thay đổi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Uber dính "đạn lạc" từ cái chết của nhà báo Khashoggi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO