Thế giới cần cách mạng nông nghiệp lần 2

HÀ CÚC| 23/05/2014 09:00

Cuộc Cách mạng xanh thứ hai sẽ phải cải cách các khâu vận chuyển, tiêu thụ tiêu dùng lương thực và đặc biệt triển khai sản xuất nông nghiệp theo hướng bảo vệ môi trường.

Thế giới cần cách mạng nông nghiệp lần 2

Các nhà nghiên cứu phỏng đoán cuộc Cách mạng xanh thứ hai sẽ khác lần thứ nhất, không chỉ cải cách lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, mà còn phải cải cách các khâu vận chuyển, tiêu thụ tiêu dùng lương thực và đặc biệt triển khai sản xuất nông nghiệp theo hệ thống nông nghiệp sinh thái đa dạng hóa, giảm thiểu sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu.

Đọc E-paper

Cuộc Cách mạng xanh đầu tiên đã cứu 1 tỷ người tại những nước đang phát triển khỏi nạn đói. Khi cuộc Cách mạng xanh đang hình thành vào năm 1960, thì hai quốc gia đông dân nhất là Trung Quốc và Ấn Độ đều trên bờ vực của nạn đói. Nay nạn đói đã trở thành quá khứ của châu Á.

Vấn đề hiện tại xuất hiện khi nhiều quốc gia như Thái Lan, Việt Nam dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo,  nhưng nhu cầu tiêu thụ gạo tại một số nền kinh tế phát triển dường như được thu hẹp. Xu hướng này khiến các chính phủ từng ủng hộ cuộc Cách mạng xanh nghĩ đến một cuộc cách mạng mới: cải thiện chế độ ăn đang gây ra bệnh béo phì hoặc thay đổi tập quán thâm canh gây tổn hại đến môi trường.

Tuy nhiên, dân số châu Á vẫn đang phát triển, do đó nhu cầu gạo đang tăng. Ở châu Phi, nơi một phần ba dân số phụ thuộc vào gạo, nhu cầu gạo đang tăng gần 20%/năm. Nếu dân số thế giới tăng thêm 1 tỷ người, thì sẽ phải cần thêm 100 tấn gạo. Tổng mức tiêu thụ gạo mỗi năm hiện nay dưới 450 triệu tấn, có khả năng tăng lên 500 triệu tấn vào năm 2020 và đến năm 2035 sẽ cần 555 triệu tấn, với nhu cầu gạo tăng 1,2-1,5 % mỗi năm.

Bên cạnh đó, hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng sẽ tác động mạnh vào các khu vực trồng lúa lớn nhất thế giới như các đồng bằng châu thổ châu Á; tốc độ đô thị hóa của châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, chuyển đổi hàng triệu ha đất trồng lúa tốt vào các tòa nhà và đường sá... Tình trạng thiếu gạo sẽ có tác động địa - chính trị khiến các chính phủ như Ấn Độ và Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì để đảm bảo đủ gạo. Vì vậy, một cuộc Cách mạng xanh thứ hai là bức thiết đối với thế giới.

Cuộc Cách mạng xanh đầu tiên làm tăng gần gấp đôi sản lượng, từ 1,9 tấn/ha trong giai đoạn 1950-1964 đến 3,5 tấn trong giai đoạn 1985-1998. Song cuộc cách mạng này cũng đã để lại tác động tiêu cực đến môi trường như: giảm mực nước ngầm, suy thoái và ô nhiễm đất, nước và rừng, tổn thất và giảm đa dạng sinh học.

Các nhà nghiên cứu phỏng đoán cuộc Cách mạng xanh thứ hai sẽ khác lần thứ nhất, không chỉ cải cách lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, mà còn phải cải cách các khâu vận chuyển, tiêu thụ tiêu dùng lương thực và đặc biệt triển khai sản xuất nông nghiệp theo hệ thống nông nghiệp sinh thái đa dạng hóa, giảm thiểu sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu.

Có thể các nhà nghiên cứu sẽ phát triển các giống lúa cho các môi trường đặc biệt (khô, ngập lụt, mặn...). Chẳng hạn, giống lúa chịu hạn hán và chịu lũ có thể tăng gấp đôi sản lượng, đẩy sản lượng thóc toàn cầu lên 550 triệu tấn, đủ để đáp ứng nhu cầu dự kiến trong năm 2035.

Năm năm sau khi trồng thử nghiệm lần đầu tiên, 5 triệu nông dân trên toàn thế giới đang trồng hơn một chục giống lúa với các gen chịu lũ, gọi chung là "Sub 1". Giống lúa này được phát triển thậm chí còn nhanh hơn so với các giống lúa mới trong những ngày đầu của cuộc Cách mạng xanh những năm 1960.

Manh nha của cuộc Cách mạng xanh thứ hai đang được nhiều chính phủ thực hiện nhưng có nhiều điều đáng phải lưu ý. Trong đó, đặc biệt là rào cản trợ giá cao cho xuất khẩu nông sản phẩm cũng như hàng rào thương mại giữa các nước. Không chỉ tài trợ cho các nghiên cứu cơ bản, ở nhiều nước châu Á, từ các nhà nhập khẩu gạo như Indonesia đến các nhà xuất khẩu như Thái Lan, đã mua gạo của nông dân với giá cao hơn giá thị trường thế giới nhằm bảo vệ người nông dân, thúc đẩy trồng lúa.

Nhưng về lâu dài, theo The Economist, giá gạo trong nước cao sẽ không tốt cho nền kinh tế. Giá gạo cao áp đặt chi phí nặng nề lên người tiêu dùng. Đồng thời, làm suy yếu xuất khẩu, làm cho giá cả trên thị trường gạo thế giới biến động. Giá trong nước cao cũng có xu hướng làm chi phí nhân công cao tại địa phương, làm giảm sức cạnh tranh của sản xuất. Qua đó, giá gạo cao vô tình cắt giảm các ưu đãi cho nông dân đầu tư vào máy móc và cách thức mới để canh tác hiệu quả hơn. 

>Ẩn số Trung Quốc trên thị trường gạo
>Nhu cầu gạo thế giới tăng nhanh
>
Vì sao nông dân vẫn nghèo trên “vựa” lúa gạo!?
>FAO: Giá lương thực trong 10 năm tới sẽ vẫn cao
>
Monsanto, TPP và sự thống trị lương thực toàn cầu
>Giá lương thực cao: Họa hay phúc?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thế giới cần cách mạng nông nghiệp lần 2
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO