Thế cục mới sau cuộc họp G7

THÁI BẢO| 30/05/2017 04:55

Tổng thống Mỹ Donald Trump trở thành tâm điểm trong cuộc họp G7 tại Sicily (Ý), với những câu hỏi xung quanh sự cam kết của ông với các vấn đề quốc tế.

Thế cục mới sau cuộc họp G7

Kỳ họp thường niên của 7 nước có nền kinh tế phát triển (G7) kết thúc tuần trước mà không có nhiều tín hiệu khả quan. Ngược lại, nhiều điểm cho thấy bản thân G7 tồn tại nhiều bất đồng, xung quanh thái độ của Mỹ và những khó khăn của các thành viên châu Âu. 

Đọc E-paper

Tổng thống Mỹ Donald Trump trở thành tâm điểm trong cuộc họp G7 tại Sicily (Ý), với những câu hỏi xung quanh sự cam kết của ông với các vấn đề quốc tế. Các nước khác thuộc G7 như Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada và Nhật Bản đều muốn Mỹ giữ thỏa thuận về biến đổi khí hậu mà Washington đã đồng ý từ hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu ở Paris (COP 21 tại Pháp) năm 2015.

Ông Trump, với ưu tiên "Nước Mỹ trên hết" (America First), từ lâu đã chỉ trích thỏa thuận Paris, xem đây là một trò lừa đảo và tuyên bố sẽ rút khỏi cam kết này. Ông cho rằng các thỏa thuận biến đổi khí hậu, bao gồm việc cắt giảm lượng khí thải carbon, sẽ chỉ làm tổn hại tới sự phát triển công nghiệp của các nước và làm mất công ăn việc làm. Thậm chí, Tổng thống Mỹ còn nghi ngờ tính khoa học của việc khí carbon được cho là nguyên nhân khiến trái đất nóng lên. Trong một tuyên bố trên Twitter ngày 27/5, ông Trump nói chỉ đưa ra "quyết định cuối cùng" về thỏa thuận COP 21 trong tuần này.

Cuộc họp G7 nhìn chung đã thất bại trong việc gây sức ép lên ông Trump để tìm kiếm sự cam kết toàn cầu, xa hơn là thái độ của Mỹ đối với các đồng minh. Thậm chí chính nội bộ các nước còn lại của G7 cũng không tìm thấy tiếng nói chung trên nhiều vấn đề.

Đơn cử, Thủ tướng Ý Paolo Gentiloni đã thất bại trong việc thuyết phục các bên chấp nhận sáng kiến về người di cư. Báo chí Anh cho biết, Thủ tướng Theresa May của nước này và Tổng thống Mỹ Trump là những người phản đối kế hoạch san sẻ người di cư - tị nạn mà Ý đưa ra. Lâu nay Anh đã chủ động siết chặt nhập cư, bằng cách đóng cửa khu vực tị nạn giữa họ và Pháp. Trong khi đó, ông Trump nổi tiếng là người muốn "đóng cửa" với làn sóng tị nạn từ Trung Đông.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk trong một trao đổi bên lề với phóng viên, nhìn nhận đây là cuộc họp khó khăn nhất của G7 trong nhiều năm trở lại đây. Trong khi đó phát biểu sau sự kiện ở Sicily, Thủ tướng Đức hôm 28/5 nói bóng gió rằng "Liên minh châu Âu (EU) không thể dựa dẫm vào các đồng minh của mình nữa" mà phải tự thân vận động...

>>G7 chia rẽ về chính sách kinh tế

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thế cục mới sau cuộc họp G7
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO