Tham nhũng lan rộng khắp thế giới

THỤY KHA| 25/07/2014 07:03

Mặc dù khác biệt về hình thức tham nhũng nhưng Chỉ số nhận thức về tham nhũng cho thấy, ngay cả các nước phát triển cũng phải đối mặt với tình trạng tương tự các nước nghèo trong nỗ lực chống tham nhũng.

Tham nhũng lan rộng khắp thế giới

Mặc dù khác biệt về hình thức tham nhũng nhưng Chỉ số nhận thức về tham nhũng cho thấy, ngay cả các nước phát triển cũng phải đối mặt với tình trạng tương tự các nước nghèo trong nỗ lực chống tham nhũng.

Đọc E-paper

Cựu Thị trưởng New Orleans Ray Nagin hầu tòa

Tuần trước, cựu Thị trưởng New Orleans Ray Nagin đã trở thành chính trị gia mới nhất bị tù vì tội lạm dụng quyền lực để tư lợi. Các công tố viên cho biết ông Ray Nagin, 57 tuổi, đã tạo điều kiện cho các thương nhân giành hợp đồng và tạo điều kiện thuận lợi cho họ làm ăn tại thành phố New Orleans. Nagin theo chân cựu Thị trưởng Detroit Kwame Kilpatrick và Dân biểu Jesse Jackson Jr vào tù vì tham nhũng.

Mặc dù hàng loạt nhân vật cao cấp bị xử lý, nhưng hầu hết người Mỹ cho rằng tham nhũng chính trị là một vấn đề của thế giới đang phát triển hơn là của chính nước Mỹ.

Chắc chắn tình trạng hối lộ ở Mỹ ít xảy ra hơn là ở Nigeria hay Bolivia, nhưng cũng có những lý do để cho rằng sự khác biệt "tham nhũng" tại Mỹ và các nước đang phát triển không phải là lớn. Tại bảng Chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), đứng đầu luôn là các nước giàu: Thụy Điển (3), Anh (14), Mỹ (19) và dưới cùng là các nước nghèo: Bờ Biển Ngà (136), Việt Nam (116), và Tanzania (111).

Đây là một sự thật không thể tranh cãi rằng tham nhũng đầy rẫy trong thế giới đang phát triển và đó là lý do chính tại sao các nước nghèo vẫn mãi nghèo. Theo khảo sát TI, chỉ có 10% người Mỹ nói rằng họ đã từng được yêu cầu phải trả tiền hối lộ, và 6% ở Anh; so với 22% ở Thổ Nhĩ Kỳ, 33% ở Pakistan, hơn 50% ở các nước như Senegal, Ghana, hay Cộng hòa Dân chủ Congo.

So với người dân các nước giàu, có nhiều người dân ở các nước nghèo cho rằng cảnh sát và hệ thống tư pháp nước họ đang tham nhũng. Trong khi đó, chưa đầy một phần ba người dân ở Anh và chỉ có hai trong số năm người ở Mỹ nghĩ rằng cảnh sát tham nhũng, so với 82% ở Pakistan và 92% ở Ghana. Nhưng lại có nhiều người dân ở các nước giàu nói rằng đảng chính trị và các phương tiện truyền thông tại nước họ đang tham nhũng.

Tại Mỹ, 76% công chúng nghĩ đảng phái chính trị tham nhũng - tỷ lệ tương tự như ở các nước nghèo như Romania, Ghana, Pakistan, hay Cộng hòa Dân chủ Congo. Trước vụ Ray Nagin, Randy Duke Cunningham, Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa bị buộc tội tham nhũng với hàng loạt những vụ nhận lại quả và thanh lý những hợp đồng quốc phòng lên tới gần 3 triệu USD cùng hàng chục du thuyền cao cấp cho giới quan chức và nhà thầu quân sự.

Tổ chức Công dân giám sát trách nhiệm và đạo đức (CREW) ở Washington cảnh báo vụ Cunningham đã dạy giới làm luật Mỹ một bài học lớn: đừng nên quá tin tưởng vào bản chất trong sạch của chính khách và gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng suy thoái đạo đức trong bộ máy chính trị ở thủ đô Washington.

Theo TI, có một mối quan hệ giữa tham nhũng chính trị và bất bình đẳng. Người dân ở các nước bất bình đẳng cảm nhận hệ thống đối xử bất công bằng đối với họ. Nhưng nghiên cứu mối liên hệ giữa các ý kiến cử tri và thay đổi chính sách tại Mỹ, Martin Gilens của Đại học Princeton và Benjamin Page, Đại học Northwestern cho thấy, ý kiến của cử tri thu nhập trung bình có rất ít hoặc không ảnh hưởng đến kết quả.

Báo cáo của TI cho biết, tham nhũng là vấn đề rất phổ biến trên thế giới. Có tới 50% trong số các nước được xếp hạng có điểm số từ 50 trở xuống. Tất cả các quốc gia vẫn đối mặt với mối đe dọa tham nhũng ở mọi cấp của chính phủ, từ việc cấp phép ở địa phương cho tới thực thi luật và các quy định. Có thể thấy, tham nhũng là vấn đề nghiêm trọng trên toàn thế giới và tràn lan ở một số nước đang phát triển. Các nhà lãnh đạo của các nước giàu cũng phải đối mặt với những thách thức tương tự như các đồng cấp của họ ở các nước đang phát triển.

>Tham nhũng tại châu Á: Khi “việc với việc là tiền”...
>Khủng hoảng: Mồi ngon của tham nhũng
>
10 quốc gia tham nhũng nhất thế giới
>Tham nhũng là nguyên nhân khủng hoảng châu Âu
>
Chống tham nhũng tại Trung Quốc: Đánh chuột lo vỡ bình
>Nước càng nghèo, càng nhiều tham nhũng
>
EU: Quan chức tham nhũng 162 tỷ USD/năm

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tham nhũng lan rộng khắp thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO