Singapore: Ngưỡng của giới hạn tự nhiên

HÀ CÚC| 30/07/2015 09:29

Giới hạn về đất đai và không gian khiến người dân đảo quốc ngày càng lo ngại trước làn sóng nhập cư đang diễn ra mạnh mẽ.

Singapore: Ngưỡng của giới hạn tự nhiên

Giới hạn về đất đai và không gian khiến người dân đảo quốc ngày càng lo ngại trước làn sóng nhập cư đang diễn ra mạnh mẽ.

Theo The Economist, thời điểm Singapore tách khỏi Malaysia được ví như việc tách phổi và chân ra khỏi một cơ thể. Từ một trung tâm đô thị, Singapore trở thành một hòn đảo độc lập không có tài nguyên gì, thậm chí nước và thực phẩm cũng phải phụ thuộc vào Malaysia.

Ý thức sâu sắc về việc thiếu không gian, từ khi độc lập, Singapore đã cố gắng mở rộng diện tích lên hơn 1/5, từ 58.000ha lên gần 72.000ha, bằng cách lấn biển, tất nhiên bồi đắp bằng cát nhập khẩu. Chẳng hạn, biểu tượng mới của đảo quốc này là Marina Bay Sands cũng được xây dựng từ một phần diện tích từng là biển. Chính phủ dự kiến tăng diện tích đất thêm 8%, hoặc 5.600ha vào năm 2030. Tuy nhiên, có giới hạn tự nhiên đối với sự tăng trưởng này.

Một giải pháp mà đảo quốc sư tử đang là tìm kiếm một vùng đất khác. Chẳng hạn, bang Johor của Malaysia, có thể cung cấp đất và lao động giá rẻ cho nhu cầu phát triển của Singapore. Mỗi ngày ước tính có khoảng 50.000 người Malaysia qua Singapore làm việc từ Johor Bahru. Mặc dù mối quan hệ với Malaysia đã rất tốt trong những năm gần đây nhưng Singapore không muốn quá phụ thuộc vào nước láng giềng.

Các hòn đảo của Indonesia gần đó cũng là địa chỉ đầu tư đáng quan tâm của Singapore. Singapore là một trong 5 quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Indonesia năm 2013 và 2014.

Ví dụ, Batam, một hòn đảo trong quần đảo Riau, có diện tích tương đương Singapore nhưng dân số chỉ bằng 1/5, hiện đang có hơn 400 công ty Singapore hoạt động. Tuy nhiên, sự lạc quan của Singapore về sự phụ thuộc vào đất và lao động nước ngoài không có nhiều.

nhập cư vào singapore doanhnhansaigon

Thiếu đất cũng một phần do chính sách sử dụng đất của chính phủ Singapore từ thời cố lãnh đạo Lý Quang Diệu. 1/5 diện tích đất, chủ yếu là rừng thứ sinh, được dành riêng cho quân đội. Mặt khác, dân số của đảo quốc, khoảng 5,5 triệu người hiện nay, tức đã tăng gấp đôi trong 30 năm qua và tiếp tục tăng. Dự báo dân số của Singapore sẽ tăng lên 5,8 -6 triệu người vào năm 2020 và 6,5-6,9 triệu người vào năm 2030.

Giả định rằng Singapore sẽ tiếp tục duy trì chính sách nhập cư để cân bằng lực lượng lao động, khoảng 15.000 đến 25.000 người mỗi năm sẽ trở thành công dân mới. Đến năm 2030, dân số "thường trú” sẽ tăng từ 500.000 lên vào khoảng 600.000 người, và số lượng lao động nước ngoài "không cư trú” sẽ tăng từ 1,6 triệu hiện nay lên khoảng 2,3 - 2,5 triệu.

Những dự báo này đã gây ra báo động. Hiện tại, hơn một nửa người dân sống tại Singapore không phải cư dân bản địa. Singapore là một xã hội đa văn hóa và cởi mở. Nhưng giới hạn về không gian, đất đai đã khiến người bản địa bức xúc và đổ lỗi cho dòng người nhập cư đã đẩy giá bất động sản, giảm tiền lương và các điều kiện sống khác. Dòng người đổ vào với quy mô lớn tạo ra phản ứng từ người dân địa phương. Một cuộc biểu tình gồm 4.000 người dân bản xứ từng diễn ra ở hòn đảo yên bình này để phản đối Sách trắng của chính phủ vốn cho phép tăng số người nhập cư.

Chính phủ lập luận rằng người nhập cư sẽ là cần thiết để duy trì tăng trưởng vì Singapore đang sụp xuống một "vách đá nhân khẩu học". Từ năm 2020, số người Singapore độ tuổi lao động sẽ giảm, và đến năm 2030 sẽ chỉ có 2,1 lao động cho mọi công dân ở độ tuổi trên 64, so với tỷ lệ là 6 vào năm ngoái.

Trong khu vực, Hồng Kông, Macau, Hàn Quốc và Đài Loan cũng đang rơi vào tình trạng tương tự. Tuy nhiên, điểm khác biệt duy nhất là Singapore không hề cho thấy nỗ lực thay đổi điều này trong suốt hơn 30 năm. Khó khăn cho Singapore thay đổi điều này là vì mô hình phát triển của nước này dựa vào việc khai thác lao động nước ngoài. Tăng trưởng kinh tế của Singapore không phụ thuộc vào việc tăng năng suất của người lao động trong nước. Nếu phải thay đổi, Singapore sẽ phải đứng trước một "lựa chọn thế kỷ” như đảo quốc này đã từng đối mặt khi chấp nhận trở thành một quốc gia tay trắng.

>Trung Quốc thúc đẩy tinh thần kinh doanh từ lao động nhập cư

>Nước Pháp và câu chuyện nhập cư

>Giới trẻ Singapore đau đầu vì cuộc sống đắt đỏ

> Cử nhân Singapore đau đầu tìm việc

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Singapore: Ngưỡng của giới hạn tự nhiên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO