Người nghèo ở đâu?

THỦY TÙNG (theo The Economist)| 19/09/2012 04:55

Người nghèo trên thế giới sống ở đâu? Câu trả lời thường thấy: ở các nước nghèo. Nhưng cũng không hẳn là như vậy...

Người nghèo ở đâu?

Người nghèo trên thế giới sống ở đâu? Câu trả lời thường thấy: ở các nước nghèo. Nhưng cũng không hẳn là như vậy...

Đọc E-paper

Một em bé Afghanistan nhặt rác ở một khu ổ chuột ngoại ô Islamabad, Pakistan

Một loạt các nghiên cứu gần đây của nhà kinh tế Andy Sumner (Viện Nghiên cứu Phát triển - Anh) cho thấy câu trả lời này cần phải nhìn nhận lại. Theo kết quả nghiên cứu, 4/5 những người có thu nhập ít hơn 2USD một ngày ở các nước có GDP khoảng 1.000-12.500USD.

Phát hiện này phản ánh thực tế tăng trưởng kinh tế tại các nước như Trung Quốc và Ấn Độ vẫn để lại nhiều người trong tình trạng đói nghèo. Đây là xu hướng “có vấn đề” vì các quốc gia thu nhập trung bình có đủ khả năng để hỗ trợ người dân tránh khỏi nghèo đói.

Tuy nhiên, Viện Brookings và Viện Phát triển nước ngoài của Anh lại có con số trái ngược: vào năm 2025, nghèo đói tuyệt đối một lần nữa sẽ tập trung ở các nước có thu nhập thấp. Số người nghèo tại các quốc gia có thu nhập trung bình sẽ giảm, nhưng số người nghèo trong trạng thái “mong manh” sẽ tăng lên do các vấn đề liên quan đến tăng trưởng dân số và quản lý yếu kém.

Tính toán theo lý thuyết này thì số người nghèo trong tình trạng “không mong manh” đã giảm từ gần 2 tỷ người vào năm 1990 xuống còn 500 triệu người, dự kiến giảm còn khoảng 200 triệu người vào năm 2025. Tuy nhiên, đầu năm tới, số người nghèo “dễ vỡ” (mong manh và bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột quốc gia) có thể lớn hơn số những người nghèo “ổn định”.

Bên cạnh đó còn nhóm người nghèo thuộc diện MIFFS (thu nhập trung bình mong manh hoặc các quốc gia dễ vỡ), như: Iraq, Nigeria, Pakistan và Yemen. Theo Viện Brookings, gần 1/5 người dân thu nhập dưới 1,25USD một ngày là công dân của các quốc gia nhóm MIFFS, tương ứng với khoảng 200 triệu người.

Hai nghiên cứu trên có sự khác biệt: một mô tả tình hình hiện nay và một dự báo những gì có thể xảy ra vào năm 2025. Vấn đề đặt ra là liệu có mối quan hệ gì giữa các nước có thu nhập trung bình và những nền kinh tế “dễ vỡ”?

Trên thực tế, kết quả nghiên cứu của 2 nhóm học giả nói trên không hề mâu thuẫn. Tập hợp những quốc gia có thu nhập trung bình nhưng “dễ vỡ” như Iraq, Nigeria, Pakistan và Yemen chính là những nơi đang có khoảng 200 triệu người nghèo, chiếm gần một nửa tổng số toàn cầu.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 nghiên cứu trên là: Sumner tập trung mô tả tình trạng thu nhập và mối liên hệ đơn thuần kinh tế với các nước thu nhập trung bình; trái ngược là giả thuyết còn lại quan tâm nhiều hơn tới ảnh hưởng từ yếu tố chính trị.

Mỗi kết quả phân tích đem lại cho người đọc một góc nhìn khác nhau, giúp cho vấn đề trở nên toàn diện hơn. Điều quan trọng là những tổ chức từ thiện căn cứ vào kết quả nghiên cứu để có kế hoạch phân bố các khoản giúp đỡ, viện trợ người nghèo cho hiệu quả.

Chẳng hạn, trong suốt nhiều năm, Chỉ số Phát triển con người (HDI) chỉ tập trung vào tiêu chí một người sống với bao nhiêu tiền thì bị coi là nghèo. Câu trả lời là 1,25 USD/ngày. Nhưng gần đây, nhiều ý kiến cho rằng HDI chưa đủ để định nghĩa về nghèo khổ vì đã có tiến bộ lớn về mặt cải thiện thu nhập, nhưng lại không có những cải thiện tương xứng về mặt khác.

Vì vậy, nhiều đề xuất đưa ra Chỉ số nghèo khổ đa chiều (Multidimensional Poverty Index – MPI) đã tăng số người nghèo khổ lên 21%, tức có hơn 1,7 tỷ người nghèo khổ trên khắp thế giới. Ví dụ, Hungary được xếp loại là nước có “chỉ số phát triển con người cao”, và chỉ có ít hơn 2% người dân sống dưới mức 1,25 USD/ngày.

Nhưng theo chỉ số MPI, con số nghèo khổ của nước này cao gấp 3 lần. Các nhân viên cứu trợ cho rằng MPI có thể giúp họ sử dụng tiền trong chương trình cứu trợ hiệu quả hơn và thuyết phục hơn đối với những nhà hảo tâm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Người nghèo ở đâu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO