Người Mỹ trở lại

HÀ CÚC (THEO THE ECONOMIST)| 26/09/2013 09:07

Doanh nghiệp tư nhân Mỹ thống trị danh sách các công ty lớn nhất thế giới vào thời điểm giới đầu tư lo ngại sự rủi ro của các công ty tư bản nhà nước khổng lồ đến từ Trung Quốc hay Nga.

Người Mỹ trở lại

Doanh nghiệp tư nhân Mỹ thống trị danh sách các công ty lớn nhất thế giới vào thời điểm giới đầu tư lo ngại sự rủi ro của các công ty tư bản nhà nước khổng lồ đến từ Trung Quốc hay Nga.

Đọc E-paper

Những công ty như Apple đã giúp doanh nghiệp Mỹ chiếm ưu thế trong danh sách các công ty lớn nhất thế giới

Tháng 9/2009, trong danh sách 10 công ty niêm yết lớn nhất thế giới theo giá trị thị trường, chỉ có 3 công ty Mỹ là Exxon Mobil, Microsoft và Walmart. Thống trị danh sách này lại là các công ty khổng lồ do nhà nước kiểm soát như PetroChina, China Mobile và ICBC. Sự thay đổi quyền lực này có nguyên nhân chính là do kinh tế Mỹ suy giảm sau khi cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn. Các công ty tư nhân đã được thay thế bằng chủ nghĩa tư bản nhà nước.

> Tại sao người Mỹ trở lại Đông Nam Á?
> Lựa chọn cho một nước Mỹ mới

Tuy nhiên, năm nay, 9 trong 10 công ty có giá trị nhất là từ Mỹ. Danh sách cho thấy, 50 công ty hàng đầu của Mỹ có giá trị thấp hơn nhiều so với một thập kỷ trước nhưng về số lượng vẫn chiếm trên 50% và gần đây đã bắt đầu tăng. Với nền kinh tế đang hướng đến sự tăng trưởng của năng lượng mới và thị trường chứng khoán lạc quan hơn, các công ty lớn của Mỹ đang trỗi dậy.

Hồi đầu tháng 9, hãng viễn thông Verizon đã mua đối tác Vodafone của Anh với giá 130 tỷ USD. Đây là hợp đồng lớn thứ ba trong lịch sử ngành công nghiệp này. Hãng Microsoft cũng gây chấn động khi mua công ty lớn nhất của Phần Lan là Nokia với giá 7,2 tỷ USD. Hai thương vụ khổng lồ này đưa người Mỹ tới vị trí thống trị ngành công nghiệp không dây thế giới.

Các nước không cần các công ty khổng lồ để thành công: sức mạnh của Đức là các công ty vừa và nhỏ; Canada là các dịch vụ miễn phí và cuộc sống thoải mái. Và sự thống trị trong bảng xếp hạng có thể thay đổi nhanh chóng.

Chẳng hạn, đến năm 1987, doanh nghiệp Nhật Bản còn chiếm 8 trong số 10 công ty lớn nhất thế giới. Tokyo Electric Power , từng là công ty thứ ba thế giới , bây giờ có giá trị chỉ bằng một phần mười quá khứ. Vào năm 2000, ngay cả khi bong bóng dot- com bắt đầu bùng nổ, Cisco và Oracle còn nằm trong top 10 công ty lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, kích thước của những công ty lớn nhất thế giới giúp họ có lợi thế trong nền kinh tế toàn cầu hóa. Thành tích của các công ty Mỹ là do sự phục hồi của thị trường chứng khoán và đồng USD đã tăng mạnh trong năm nay. Ngoài ra, còn phải kể đến ba yếu tố cơ bản. Đầu tiên là kết hợp của khả năng phục hồi và sự năng động của các công ty Mỹ.

Exxon, General Electric và Johnson & Johnson đều nằm trong hoặc thứ hạng rất gần các vị trí lớn nhất. Coca-Cola và Pfizer đã giảm thứ hạng nhưng hãng dầu Chevron đã trở thành công ty dầu thứ hai có giá trị nhất trên thế giới. Trong khi đó, hai hãng công nghệ Intel và IBM đã nhượng lại vị trí dẫn đầu cho Google và Apple. Microsoft vẫn nằm trong danh sách và đang tìm lại hào quang với thương vụ mua lại Nokia.

Thứ hai, sự vươn lên của các công ty Mỹ cũng nhớ hiệu suất kém cỏi của các doanh nghiệp châu Âu. Thụy Sĩ và Anh vẫn có các công ty trong top 50, bao gồm Nestlé, Roche, HSBC và BP . Nhưng phần còn lại của châu lục này chỉ đóng góp vỏn vẹn 4 cái tên này. Cuộc khủng hoảng của khu vực euro và sự già nua của các doanh nghiệp châu Âu đã nhấn chìm họ.

Yếu tố thứ ba là sự thăng trầm của các công ty nhà nước, đặc biệt là ở Trung Quốc. Vào năm 2007, PetroChina niêm yết tại Hồng Kông và Mỹ, nhưng thời gian ngắn sau đã trở thành công ty duy nhất trong lịch sử thu hút được 1 nghìn tỷ USD. Sau chưa đầy một thập kỷ, PetroChina hiện nay chỉ còn được định giá 233 tỷ USD.

Sự đi xuống của hãng dầu khí này cho thấy rõ xu hướng bán tháo cổ phiếu tại các thị trường mới nổi. Nhưng nó cũng có thể cho thấy các nhà đầu tư ngày càng cảnh giác với các công ty do nhà nước hậu thuẫn. Gazprom, một công ty năng lượng của Nga, có lợi nhuận giảm xuống ba lần. Một trong những ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc là Bank of China giao dịch dưới giá trị sổ sách...

Trong khi đó, các công ty Mỹ thành công đã trở nên toàn cầu hơn. Sáu trong số 10 công ty lớn nhất của Mỹ có thị trường nước ngoài lớn hơn rất nhiều trong nước.

Tuy nhiên, hai doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc là ICBC và China Mobile vẫn sẵn sàng giành lại vị trí hàng đầu. Ngay cả khi giá cổ phiếu của các công ty này đi xuống nhưng doanh thu vẫn tăng đều. Doanh thu hằng năm của China Mobile đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua, đạt hơn 20 tỷ USD. Các công ty tư bản nhà nước cũng đang đứng trước những cải cách lớn để hiệu quả hơn.

Chính phủ Nga cho phép các công ty có nhà nước hậu thuẫn được chi trả cổ tức cao hơn. Báo cáo "Trung Quốc năm 2030 " của Ngân hàng Thế giới cho biết, Chính phủ Trung Quốc tiến tới cho phép các công ty nhà nước được "thương mại hóa nhiều hơn" so với mục tiêu chính trị.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Người Mỹ trở lại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO