Nghiêng 23 0 5

T.T (Theo AFP, Businessdaily, Dailylife)| 28/09/2009 09:41

Làm thợ hơn làm thầy? Đồng hồ công nợ; Giày về một đôi; Bình sữa nỗi giận...

Nghiêng 23 <sup>0</sup> 5

Làm thợ hơn làm thầy

Một sinh viên Trung Quốc sau khi tốt nghiệp đại học quyết định đi “bổ túc” ở Trường Kỹ thuật Xe lửa - Cầu đường ở tỉnh Vũ Hán. Anh sinh viên này phát biểu trên báo rằng “chỉ sau hai tuần đầu học ở trường trung cấp, tôi thấy thời gian học đại học là vô dụng”. Chuyện này làm xôn xao dư luận vì tại Trung Quốc, đại học luôn là lựa chọn hàng đầu khi người ta tin rằng, đỗ đạt làm quan theo cụ Khổng dạy thì cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn. Nhưng giữa thời suy thoái, thống kê cho thấy, chỉ có 45% người rời trường đại học tìm được việc trong tháng 6 vừa rồi. Chuyện về người sinh viên này cũng là câu hỏi gây tranh cãi về giáo dục đại học ở Trung Quốc: Học để làm thợ hay làm thầy?

Đồng hồ công nợ

Tạp chí Economist vừa cho công bố chiếc đồng hồ điện tử có tên gọi "Đồng hồ nợ công toàn cầu", đặt tại địa chỉ http://buttonwood.economist.com/content/gdc. Chức năng chính của nó là cứ vài giây lại cập nhật tổng số nợ công của thế giới, đồng thời dự báo xu hướng và tốc độ gia tăng nợ trong bối cảnh suy thoái kinh tế khiến các chính phủ vay nợ nhiều hơn. Hiện nay, chiếc đồng hồ này đang dừng ở con số 35.000 tỷ USD và dự báo tổng nợ công của thế giới trong năm 2011 sẽ tăng lên 45.000 tỷ USD.

Giày về một đôi

Hai anh em Adi và Rudolf Dassler cùng sản xuất những đôi giày thể thao đầu tiên tại phòng giặt trong gia đình vào những năm 1920, khởi đầu cho thương hiệu đồ thể thao nổi tiếng nhất thế giới là Adidas. Tuy nhiên, vì quan điểm chính trị khác nhau, hai anh em đã không nhìn mặt nhau và tách thành hai công ty Puma và Adidas. Từ đó những vụ kiện tụng lẫn nhau về bắt chước hay ăn cắp ý tưởng kéo dài tới ba thế hệ. Sau hơn 60 năm, chuyện gia tộc mới chấm dứt và vào ngày 21/9 vừa rồi, công nhân của hai công ty mới bắt tay và cùng chơi một trận đấu bóng, mở đầu cho những liên kết đầu tiên của hai nhãn hiệu này. Cũng vì khủng hoảng kinh tế khiến cả hai nhận ra rằng, liên kết tốt hơn chứ không nên hao tổn tiềm lực vì những bất hòa thời cụ cố.

Bình sữa nổi giận

Nông dân sản xuất sữa tại Pháp chỉ bán được với giá 20 cent/lít, bằng một nửa chi phí sản xuất. Trước sự o ép giảm giá của giới lái sữa, 1.300 nông dân và thợ máy Pháp đã nổi giận đổ đi khoảng 3,5 triệu lít sữa tươi xuống những cánh đồng gần Mont Saint-Michel, cạnh một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Pháp. Tại Hà Lan, nông dân cũng đã đổ khoảng 100.000 lít sữa ra cánh đồng ở phía Bắc thành phố Amsterdam. Nông dân Đức cũng đã biểu tình và đổ hàng ngàn lít sữa xuống đường gần thị trấn Eisleben.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nghiêng 23 0 5
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO