Nghịch lý trong hợp lý

HÀ CÚC (theo The Economist)| 02/10/2012 06:01

Ở các nước nghèo, tỷ lệ sinh sản thấp thường tạo điều kiện cho sự tăng trưởng. Nhưng nó cũng có thể làm tăng sự bất bình đẳng.

Nghịch lý trong hợp lý

Ở các nước nghèo, tỷ lệ sinh sản thấp thường tạo điều kiện cho sự tăng trưởng. Nhưng nó cũng có thể làm tăng sự bất bình đẳng.

Tương phản với cuộc sống khắc nghiệt của những bộ lạc du mục, người dân Kyrgyz (vùng xa nhất của Afghanistan) có cuộc sống khá tiện nghi với TV và pin năng lượng Mặt trời

Nền kinh tế được hưởng lợi khi mọi người bắt đầu có gia đình nhỏ hơn. Khi tỷ lệ sinh giảm, số người trong độ tuổi lao động tăng dần, đặt nền tảng cho cái gọi là “phân chia nhân khẩu học”.

Khi có ít con hơn, các bậc cha mẹ sẽ đầu tư giáo dục cho con nhiều hơn, làm tăng vốn con người cho xã hội. Mọi người có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn, nên có nhiều tiền dành cho đầu tư; phụ nữ có việc làm, thúc đẩy quy mô lực lượng lao động.

Tất cả điều này là tốt cho sự tăng trưởng kinh tế và thu nhập của hộ gia đình. Nghiên cứu gần đây của NBER ước tính giảm tỷ lệ sinh của Nigeria sẽ thúc đẩy GDP bình quân đầu người tăng 13% trong vòng 20 năm.

Nhưng không phải tỷ lệ sinh thấp luôn tạo ra sự hấp dẫn trong kinh tế. Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế công Harvard xác định một kết quả đáng ngạc nhiên: tỷ lệ sinh thấp dẫn đến bất bình đẳng cao hơn trong ngắn hạn.

Những nước có tỷ lệ sinh cao thường nghèo. Tại Nigeria, GDP đầu người là 700USD, phụ nữ trung bình có 7 người con.

Quốc gia có tỷ lệ sinh thấp (ngoại trừ Trung Quốc) có xu hướng trở nên giàu có. Nghiên cứu của Harvard xác nhận một mô hình được nhân rộng trong các quốc gia: người nghèo có xu hướng đông con hơn.

Dữ liệu từ 60 quốc gia phát triển cho thấy “tỷ lệ người phụ thuộc” (số trẻ em dưới 15 tuổi so với dân số trong độ tuổi lao động) thấp nhất trong những nhóm người giàu nhất. Trái lại, nhóm nghèo nhất có tỷ lệ phụ thuộc cao nhất.

Tỷ lệ sinh trong nhóm các quốc gia nghèo giảm chậm hơn so với nhóm người giàu có. Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, trong suốt 20 năm qua, số trẻ em giảm hơn 50% trong các hộ gia đình giàu nhất so với những gia đình nghèo nhất.

Nghiên cứu trước đây tại các nước Mỹ Latinh phát hiện ra sự thay đổi nhân khẩu học tăng khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo. Sự bất bình đẳng có xu hướng tăng khi tỷ lệ sinh bắt đầu giảm.

Bởi vì, các gia đình nghèo dường như phải đối mặt với một cái bẫy nhân khẩu học kiêm thu nhập: nghèo đói trong thế hệ của cha mẹ thúc đẩy sinh nở nhiều hơn, cũng là nguyên dân trực tiếp dẫn đến cảnh đói nghèo của con cái. Ngược lại, những người giàu có nhiều khả năng để giáo dục con cái của họ và có số con ít hơn, giáo dục tốt hơn.

Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi khi thu nhập tăng lên. Ba nước trong nghiên cứu của Harvard cho thấy sự sụt giảm lớn nhất trong số trẻ em phụ thuộc là Côte d’Ivoire (với GDP bình quân đầu người năm 2011 là 1.800USD), Namibia (6.800USD) và Peru (10.300USD).

Tỷ lệ trẻ em phụ thuộc giảm nhiều nhất trong số những người giàu và ít nhất trong số những người nghèo. Người giàu dẫn đầu xu hướng giảm sinh nở, dẫn đến sự tăng bất bình đẳng trong thu nhập ở ngắn hạn, khi họ là nhóm người đầu tiên nhận được lợi ích của sự thay đổi nhân khẩu học.

Một bài báo của Ngân hàng Thế giới từ năm 2008 cho rằng, hai phần ba các nước nghèo và thu nhập trung bình sẽ trải nghiệm một sự gia tăng bất bình đẳng vào trước năm 2030.

Giảm tỷ lệ sinh mang lại lợi ích cho các nước nghèo rất nhiều, nhưng vấn đề vừa là nghịch lý nhưng cũng rất hợp lý: nước nghèo không bao giờ tự quyết định được số phận của mình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nghịch lý trong hợp lý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO