Nền kinh tế theo yêu cầu tại Mỹ: Trước cái bẫy lợi nhuận thấp

HÀ CÚC| 14/03/2016 01:35

Khái niệm "nền kinh tế theo yêu cầu" được sử dụng nhiều hơn nhằm thay thế cho khái niệm "nền kinh tế chia sẻ” để đánh giá thực chất hơn những mô hình kinh doanh như Uber hay Airbnb.

Nền kinh tế theo yêu cầu tại Mỹ: Trước cái bẫy lợi nhuận thấp

Khái niệm "nền kinh tế theo yêu cầu" được sử dụng nhiều hơn nhằm thay thế cho khái niệm "nền kinh tế chia sẻ” để đánh giá thực chất hơn những mô hình kinh doanh như Uber hay Airbnb.

Đọc E-paper

Khái niệm "nền kinh tế chia sẻ” bắt đầu phổ biến từ năm 2014. Tuy nhiên, đến nay, ngày càng xuất hiện nhiều ý kiến phản đối sử dụng khái niệm này và cho rằng nó chỉ là công cụ đánh bóng tên tuổi của các công ty như Uber hay Airbnb. Bởi vì, từ "chia sẻ” để truyền tải sự vị tha chứ không phải hàm ý về nhu cầu kinh doanh thông thường.

Do đó, truyền thông thế giới gần đây đã sử dụng cụm từ thay thế là "gig economy" (chỉ những hợp đồng cho thuê ngắn hạn).  Hay một số cụm từ khác cũng được sử dụng như "nền kinh tế cho thuê” (rental economy) hoặc "nền kinh tế 1099" (chỉ các hình thức thuế). Tuy nhiên, những công ty như Airbnb là liên quan nhiều đến các hợp đồng thuê chứ không phải thoả thuận lương.

Chính vì vậy, gần đây, cụm từ "nền kinh tế theo yêu cầu" (on-demand economy) được sử dụng nhiều hơn để chỉ những công ty đang sống dưới vỏ bọc "chia sẻ”.

Nền kinh tế theo yêu cầu hình thành với sự bùng nổ của smartphone, kết hợp với dữ liệu lớn (big data) và sức mạnh của điện toán đám mây, sẵn sàng trả lời cho người dùng mọi vấn đề về công việc mà trước đây được giải quyết theo cấu trúc của các công ty.

>>"Kinh tế chia sẻ": Xu hướng kinh doanh được ưa chuộng ở Mỹ

Nền kinh tế theo yêu cầu của nước Mỹ quan trọng thế nào? Một số người lo rằng những dịch vụ như Uber và Etsy đang hủy hoại việc làm truyền thống cũng như hệ thống lương hưu và trợ cấp, chăm sóc y tế. Những người khác thì ca ngợi những dịch vụ này linh hoạt, giá cả thấp và tạo cơ hội kinh doanh cho nhiều người.

Các nhà nghiên cứu từ Viện Chase JPMorgan, thu nhập dữ liệu của 1 triệu khách hàng trong ba năm, phát hiện ra rằng, vào tháng 9/2015, 1% trong số này kiếm được thu nhập thông qua các dịch vụ trong mô hình kinh tế theo yêu cầu. Trong số này, hơn một nửa sử dụng các nền tảng dịch vự như Airbnb (chuyên cho thuê công cụ mà họ sở hữu); khoảng 0,4% sử dụng nền tảng như Uber (dịch vụ taxi).

Mặc dù nhỏ, nguồn cung lao động và vốn cho dịch vụ trong nền kinh tế theo yêu cầu đã phát triển nhanh chóng: gần đây nhất là vào cuối năm 2012 chỉ 0,1% khách hàng của ngân hàng kiếm được thông qua các nền tảng trực tuyến. Nhưng kể từ đó đến nay, đã 4,2% khách hàng tham gia.

Nền kinh tế theo yêu cầu sẽ thay thế công việc truyền thống? Lái xe Uber là "nhà thầu độc lập", những người phải tự nộp thuế riêng, mua bảo hiểm sức khỏe và tiết kiệm cho hưu trí. Một số lái xe nghĩ rằng điều này là sai và đã kiện Uber. Trong tháng 12/2015, hai nhà kinh tế, Seth Harris và Alan Krueger (người đã tư vấn cho Uber trước đây), đã viết một kế hoạch cho một loại lao động thứ ba, giữa nhà thầu và người lao động, được thiết kế cho các nền kinh tế theo yêu cầu.

Theo đó, các "nhân viên độc lập" sẽ nhận được một số lợi ích như đóng góp cho các chi phí chăm sóc y tế và thuế tiền lương, nhưng sẽ không được hưởng mức lương tối thiểu, bảo hiểm thất nghiệp. Harris và Krueger nói rằng, cân bằng lợi ích làm cho nó dễ so sánh thu nhập giữa các công việc và các ứng dụng, và các công ty có thể sử dụng sức mạnh thương lượng của họ để có được bảo hiểm y tế với giá rẻ hơn.

Những cải cách như vậy sẽ liên quan đến chỉ một phần rất nhỏ trong lực lượng lao động. Dữ liệu JPM lại cho thấy rằng, hầu hết lao động sử dụng các ứng dụng để cải thiện thu nhập của họ, chứ không phải là một công việc toàn thời gian. Tính trung bình, các dịch vụ ứng dụng chỉ mang lại một phần ba thu nhập của người lao động.

Và sự tham gia các lao động theo hình thức này có tính ngắn hạn, gần một nửa số người tham gia các dịch vụ kinh tế chia sẻ ngừng công việc trong vòng một tháng. Mô hình dịch vụ này chỉ hấp dẫn những người thích sự linh hoạt như sinh viên, các bà mẹ trẻ làm những công việc bán thời gian, những người nghỉ hưu vẫn muốn và đủ sức kiếm thêm...

Mặc dù đang phát triển nhưng khó thấy được các công ty theo mô hình kinh tế theo yêu cầu đạt quy mô quốc gia hay toàn cầu. Chẳng hạn như SpoonRocket phân phát bữa ăn từ nhà hàng đến tận cửa nhà khách hàng ở Mỹ, có thể bị người tiêu dùng bỏ rơi khi trở thành thương hiệu quốc gia. Vì thế, nhiều công ty dịch vụ theo yêu cầu có thể bị mắc kẹt giữa việc theo đuổi lợi nhuận thấp, chi phí quảng cáo cao và người lao động hay thay đổi.

>>NELP "phát hiện" mặt trái của kinh tế chia sẻ

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nền kinh tế theo yêu cầu tại Mỹ: Trước cái bẫy lợi nhuận thấp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO