Mỹ - Châu Á: Bảo hộ thương mại - Rủi ro chính trị và xu hướng đồng USD

27/12/2009 09:29

Hãng tin Reuters tại Singapore đưa tin, một năm trước giai đoạn cao điểm của cuộc khủng hoảng tài chính, các nhà đầu tư giữ vững lòng tin với châu Á đã gặt hái được khá nhiều thành công.

Mỹ - Châu Á: Bảo hộ thương mại - Rủi ro chính trị và xu hướng đồng USD


Năm 2010: Châu Á đứng trước hai rủi ro chính trị lớn

Hãng tin Reuters tại Singapore đưa tin, một năm trước giai đoạn cao điểm của cuộc khủng hoảng tài chính, các nhà đầu tư giữ vững lòng tin với châu Á đã gặt hái được khá nhiều thành công. Bởi vì thị trường của khu vực này đã né tránh một cách ngoạn mục khỏi tác động của cơn bão tài chính, khiến các nhà đầu tư kiếm được bộn tiền.

Viễn cảnh kinh tế trong năm 2010 dường như lạc quan hơn nhiều. Nhưng cùng với việc xuất hiện bong bóng thị trường và những cá cược nền kinh tế đang bình ổn quay trở lại quỹ đạo, thì thị trường châu Á lại đang bao trùm một mối nguy mới, trừ phi khu vực này có thể né tránh thành công những rủi ro xấu về chính trị.

Đối với kinh tế thế giới, hai chương trình nghị sự quan trọng nhất vào năm sau đều mang tính chính trị: Một là, quan hệ then chốt Mỹ - Trung Quốc; Hai là, khi nào thì các nước kết thúc các biện pháp kích thích kinh tế đối phó với khủng hoảng và làm thế nào để phối hợp rút lui.

Các nhà đầu tư châu Á cần cảnh giác, các sự kiện xung đột chính trị có thể đột nhiên thay đổi bản đồ rủi ro của khu vực.

Do những nghi vấn đề tình trạng sức khỏe của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il liên tục không ngừng, cộng thêm kinh tế nước này ngày càng sa sút, tình hình Triền Tiên biến động có thể là nhân tố bất ổn mang ý nghĩa sâu xa của khu vực này. Ngoài ra, nguy cơ xảy ra xung đột giữa hai nước láng giềng có vũ khí hạt nhân là Ấn Độ và Pakistan lại leo thang. Nếu Ấn Độ lại xảy ra các vụ khủng bố tấn công, sẽ dẫn đến khả năng xung đột Ấn Độ – Pakistan.

“Nhiều rủi ro về chính trị, an ninh và quân sự đang hội tụ tại châu Á”, ông Michael Denison, Giám đốc nghiên cứu cơ quan tư vấn “kiểm soát rủi ro” London nhấn mạnh. “Hiện tại, mọi người đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân suy thoái toàn cầu, nhưng viễn cảnh phục hồi kinh tế quá mờ mịt”.

Mỹ và Trung Quốc đã là hai cường quốc chính trị, hiện đang được gọi với cái tên “hai cực G2”, ảnh hưởng của nó vượt xa các quốc gia khác. Năm 2010, Trung Quốc có thể vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Quan hệ Mỹ - Trung không chỉ định hình mối quan hệ quốc tế trong 1 năm hay 10 năm tới, mà còn trong cả thế kỷ 21, sẽ đều là nhân tố then chốt xây đắp vận mệnh của nhân loại.

Nhưng cũng giống như các mối quan hệ song phương quan trọng khác, quan hệ Mỹ - Trung không phải mà một con đường bằng phẳng.

Cùng với sự phân tán của cơn bão kinh tế, sức ép đòi tăng giá mà đồng Nhân dân tệ Trung Quốc vào năm 2010 phải đối mặt ngày càng tăng. Nhưng Bắc Kinh lại không muốn đồng NDT tăng giá quá nhanh, vì điều này sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, cũng không muốn bị Washington hay bất cứ ai khác chỉ đạo. Đồng thời tại Mỹ, sự suy yếu của đồng NDT được coi là biện pháp chủ nghĩa bảo hộ, đe dọa tới sự phục hồi kinh tế Mỹ.

Phát súng nổ ra trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã có thể ngửi thấy “mùi thuốc súng”. Tháng 9, Mỹ đã đánh thuế phạt đối với lốp xe Trung Quốc, khiến nước này tung ra các biện pháp đáp trả.

Từ Bình Nhưỡng đến Rangoon, từ Tehran đến Khartoum, Bắc Kinh hiện đang ủng hộ một số chính quyền mà Mỹ cho rằng không thể tha thứ, điều này cũng đã gia tăng thêm những rủi ro đối đầu chính trị giữa hai nước Trung - Mỹ.

Hầu hết các nhà phân tích cho rằng, Washington và Bắc Kinh đều nhận thức rõ được các rủi ro nói trên. Bởi vì bất kỳ một sự tranh chấp nào cũng đều đe dọa tới nền kinh tế toàn cầu, nên hai nước đều tìm cách kìm chế. Nhưng hai nước vẫn chưa tìm thấy một con đường nào có thể giải tỏa những bất đồng, vì thế nguy cơ hai nước nảy sinh hiểu nhầm hoặc mối quan hệ đi xuống đều là những tồn tại thiết thực.

Đối với châu Á hay thế giới, rủi ro chính trị cốt lõi thứ hai chính là: Làm thế nào xử lý những hậu quả để lại từ các biện pháp kích thích kinh tế. Trong hai năm qua, chính những biện pháp này đã hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu không bị cơn bão kinh tế nuốt trọn.

Nếu chính phủ các nước rút lui các biện pháp kích thích quá sớm, như vậy sẽ cản trở kinh tế tăng trưởng. Nhưng nếu giữ các chính sách nới lỏng tiền tệ quá lâu, không chỉ có thể gây ra lạm phát, mà còn có thể xuất hiện bong bóng giá tài sản mang tính hiểm họa toàn cầu. Còn về tầm quan trọng của Trung Quốc đối với sự phục hồi toàn cầu, dấu hiệu bong bóng bất động sản và thị trường chứng khoán tại Trung Quốc khiến người ta lo lắng nhất.

Một nguy cơ rủi ro khác mà các nhà đầu tư phải đối mặt đó là, liệu các nước có thắt chắt cơ chế quản lý vốn trong quá trình nỗ lực ngăn chặn bong bóng, kìm chế dòng tiền nóng chảy về hay không. Theo các nhà phân tích, điều này có thể là vấn đề chính trong năm 2010 của Ấn Độ và Indonesia.

Trong nội bộ các nước, trong việc nỗ lực bảo đảm kinh tế tăng trưởng giữa chính phủ và ngân hàng trung ương đang trong nỗi lo về vấn đề lạm phát và bong bóng cũng có thể phát sinh mâu thuẫn. Điều này có thể dẫn đến những quyết sách tồi tệ, khiến chính sách khó mà dự báo. Vấn đề va chạm chính sách đã xuất hiện tại Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc có thể là những nước tiếp theo phải đối mặt. 

Bảo hộ thương mại Mỹ “phủ mây đen” cho kinh tế thế giới

Năm 2009, việc Mỹ liên tục sử dụng các biện pháp hỗ trợ thương mại đã gây ra tâm lý bất mãn mạnh mẽ nghiêm trọng cho các đối tác thương mại chủ yếu. Theo nhiều chuyên gia, hành động này của Mỹ đã “phủ mây đen” cho nền kinh tế thế giới.

Sau khi tổng thống Obama lên nắm quyền, các chính sách kinh tế của ông đều lộ rõ màu sắc của chủ nghĩa bảo hộ. Ngày 17/2, TT Obama đã phê chuẩn gói kích cầu trị giá 787 tỷ USD, điều gây quan tâm trong đó là điều khoản kèm theo “Mua hàng Mỹ”, tức là yêu cầu các dự án nhận được sự hỗ trợ từ gói kích cầu phải sử dụng sắt thép và chế thành phẩm do Mỹ sản xuất. Điều này khiến cho các doanh nghiệp nước ngoài bị hạn chế, việc này cũng đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nước trên thế giới.

Sau đó, các hành vi chủ nghĩa bảo hộ Mỹ lại có phần tăng lên. Ngoài việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ thương mại như chống phá giá, chống trợ cấp…, TT Obama còn phá vỡ thông lệ phủ quyết toàn bộ các hồ sơ bảo hộ đặc biệt trong nhiệm kỳ 8 năm về trước của cựu TT Mỹ G. Bush. Điển hình vào tháng 9, Mỹ đã đánh thuế phạt nặng đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngoài Trung Quốc, các hành vi bảo hộ thương mại Mỹ còn được tiến hành với hơn mười quốc gia và khu vực như Mexico, Hàn Quốc, Ý, Argentina, Indonesia, Nam Phi và Singapore…

Nguyên nhân Mỹ tung ra các chính sách bảo hộ thương mại

Trong suốt lịch sử thương mại Mỹ, bảo hộ thương mại và thương mại tự do về cơ bản là tiến hành thay thế cho nhau, mỗi khi nền kinh tế Mỹ đối mặt với khủng hoảng, chủ nghĩa bảo hộ thương mại thường xuyên leo thang.

Năm 2009, Mỹ liên tục áp dụng các biện pháp bảo hộ, có hai nguyên nhân chính. Một mặt là muốn gây sức ép tới các tổ chức công đoàn. Tổ chức công đoàn là những người ủng hộ chủ yếu cho ông Obama vận động tranh chức tổng thống, còn công đoàn Mỹ từ trước tới nay lại luôn phản đối thương mại quốc tế, cho rằng thương mại quốc tế đã cướp đi các cơ hội việc làm trong ngành chế tạo Mỹ.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Tim Adams cho hay, các tranh chấp thương mại luôn tồn tại, trong bối cảnh tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng như hiện nay, các nhân vật chính trị sẽ có khuynh hướng thi hành các chính sách chủ nghĩa bảo hộ thương mại, cho dù điều này là “sách lược ưu đãi” cho nền kinh tế.

Mặt khác, chính phủ Obama hy vọng thông qua việc áp dụng các biện pháp chủ nghĩa bảo hộ thương mại, giảm thiểu được thâm hụt thương mại. Từ khi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, một biện pháp chủ yếu mà chính phủ Mỹ điều chỉnh kinh tế chính là giảm thiểu thâm hụt thương mại. Chính phủ Obama vừa làm đồng USD mất giá, vừa thi hành các chính sách chủ nghĩa bảo hộ thương mại.

Số liệu Bộ Thương Mại Mỹ cho thấy, trong 3 quý đầu năm nay, tổng kim ngạch thâm hụt thương mại Mỹ là 274,6 tỷ USD, giảm gần 50% so với cùng kỳ.

Gây nguy hiểm cho kinh tế thế giới

Các biện pháp chủ nghĩa bảo hộ thương mại mà Mỹ liên tục tung ra sẽ gây những ảnh hưởng bất lợi cho sự phục hồi kinh tế thế giới.

Trước tiên, hành động “gắp lửa bỏ tay người” này sẽ gây ra hiệu ứng xấu cho toàn cầu, khiến chủ nghĩa bảo hộ leo thang trên phạm vi toàn thế giới. Chuyên gia nghiên cứu thương mại quốc tế đến từ Ngân hàng Thế giới WB - Tchad Bowen cho rằng, trong 3 quý đầu của năm 2009, các lời thỉnh cầu chủ nghĩa bảo hộ mà toàn cầu mới cung cấp tăng 30,3% so với cùng kỳ. Theo ông Bowen, những lời thỉnh cầu mới này muốn được phê chuẩn phải mất một năm nữa, bởi vì những rào cản thương mại mới sẽ tiếp tục tăng đến năm 2010, thậm chí có thể lâu hơn.

Thứ hai, nhiều chuyên gia cho rằng, chủ nghĩa bảo hộ thương mại là một kiểu ‘uống rượu độc giải khát’. Theo một báo cáo của WB, các hành vi bảo hộ thương mại trong thời gian ngắn có thể mang đến những thuận lợi nhất định cho những nước khởi xướng chủ nghĩa bảo hộ, nhưng về lâu dài sẽ cản trở nền kinh tế thế giới phồn thịnh, đặc biệt sẽ ảnh hưởng rộng tới các nước có thu nhập thấp và các nước đang phát triển, gia tăng nghèo khó cho các khu vực này.

Ngoài ra, các hành vi chủ nghĩa bảo hộ thương mại Mỹ sẽ gây tổn hại cho hệ thống thương mại quốc tế. Là cường quốc kinh tế và cường quốc thương mại hàng đầu thế giới, Mỹ có ảnh hưởng quan trọng trong quá trình đặt tiêu chuẩn và chế độ hệ thống thương mại quốc tế. Tại hội nghị tài chính G20 3 lần tổ chức tại Washington, London và Pittsburgh, các lãnh đạo tham gia đều nhấn mạnh cần phải cùng nhau phản đối chủ nghĩa bảo hộ, còn Mỹ lại không ngừng vi phạm cam kết, thi hành chủ nghĩa bảo hộ. Điều này chắc chắn sẽ mang đến những tác động tiêu cực cho hệ thống thương mại đa phương và Vòng đàm phán Doha của Tổ chức thương mại thế giới. 

Diện mạo đồng Đô la Mỹ năm 2010

Người ta có thể không cần phải lo ngại về đồng USD yếu – người ta cũng không cần phải lo rằng đồng đô la sẽ mạnh lên.

Hầu hết các nhà phân tích tiền tệ đều dự đoán rằng đồng USD Mỹ sẽ tăng lên 5% trong tháng 12 này do các nhà đầu tư vẫn tiếp tục tính đến sự lớn mạnh của nền kinh tế Mỹ và những chính sách thắt chặt của Cục Dự trữ Liên Bang (Fed). Tuy nhiên, vượt qua những yếu tố trên chính là sự yếu mạnh của các đồng tiền mạnh khác như EUR, bảng Anh hay Yên Nhật.

Theo một số nhà phân tích thiếu lạc quan, đồng USD đã bị vét mua, cho thấy những động thái mới nhất của các nhà đầu cơ hồi cuối năm năm. Họ đều cho rằng đồng USD sẽ tăng giá nhưng chỉ dừng ở mức độ khiêm tốn bởi vì hiện nay giá USD đang ở mức quá thấp.

Nhìn chung các nhà phân tích đều dự đoán đồng USD sẽ tiếp tục yếu so với các đồng tiền của các nền kinh tế hàng hóa như Canada, Australia và Brazil trong khi lại tăng giá so với các đồng tiền của các nền kinh tế Nhật Bản, Anh Quốc và Liên minh Châu Âu.

Các chuyên gia cũng cho rằng thời kỳ đen tối nhất của đồng USD đã qua. Các yếu tố cơ bản cũng đã bắt đầu có lợi cho đồng USD trong năm tới.

Tình huống cơ bản ở đây được giả định là nền kinh tế Mỹ sẽ hồi phục nhanh chóng hơn và mạnh mẽ hơn các quốc gia thuộc nhóm G7, khiến Fed phải thắt chặt chính sách tiền tệ.

Cùng lúc đó nền kinh tế Mỹ được dự đoán sẽ bớt bị tổn thương do các cú sốc thị trường tín dụng trong tương lai. Tỷ lệ lãi suất sẽ tuân theo những diễn biến trên nền kinh tế. Trong ngắn hạn lãi suất sẽ chưa tăng do những vấn đề kinh tế còn tiếp diễn tại nước ngoài và giá vàng đi xuống trong thới gian gần đây.

Mặc dù người ta dự đoán Fed sẽ nâng mức lãi suất của Quỹ tín dụng Liên bang lên sớm nhất là vào hồi giữa năm thì Ngân hàng Trung Ương lại có vẻ muốn kết thúc một số biện pháp hỗ trợ phi truyền thống và thiên về số lượng sớm hơn, có thể là vào quý I.

Một trong những rào cản chính là việc Fed rút chân ra khỏi chương trình Chứng khoán được Đảm bảo bằng Bất động sản (MBS). Động thái này có thể khiến tỷ lệ lãi suất cho vay mua nhà thế chấp tăng thêm nửa điểm. Các chính sách của Fed bị cho là bao phủ thị trường với đồng Đôla có tính thanh khoản thấp.

Mặc dù có nhiều lo ngại về thị trường bất động sản thương mại sẽ đặt gánh nặng lên nền kinh tế, các nhà chiến lược lo ngại hơn về các vấn đề ở nước ngoài, là nhân tố quan trọng ảnh hưởng mạnh đến đồng đô la như giá trị tín dụng quốc gia tại Châu Âu, nơi mà hầu hết đều thâm hụt ngân sách nhà nước.

Một thuận lợi cho đồng đô la hiện nay là kết thúc của đợt gia tăng giá vàng mạnh mẽ đã thôi thúc nhiều nhà đầu tư bán USD để mua vàng.

Theo lẽ thường, người ta cho rằng tất cả những yếu tố này sẽ khiến đồng USD bật dậy mạnh mẽ dẫn đến đầu cơ giá lên như thời kỳ 1995-2001. Đồng USD sẽ vượt lên từ đáy và lại leo lên mức giá cao kỷ lục so với các ngoại tệ khác.

Tuy nhiên, nếu những dự đoán trên là đúng đồng USD của năm 2010 sẽ cách xa giá của năm 2008.

Đồng USD và 3 “người khổng lồ”

EUR: Tỷ giá có thể giao động từ 1.30 đến 1.35
Bảng Anh: Tỷ giá có thể quanh mức 1.40 đến 1.53
Yên Nhật: Tỷ giá có thể rơi vào khoảng 98 hồi giữa năm và 105 vào cuối năm 2010.

So sánh với Trung Quốc

Đây là trường hợp của chính sách thương mại hơn là tỷ giá. Với đồng tiền Trung Quốc bị thắt chặt vào giỏ tiền tệ, giá của đồng tiền này so với đồng USD đã được cố định, khiến nó trở nên miễn dịch với những biến cố cơ bản trên toàn cầu.

Sự hồi phục kinh tế Trung Quốc sẽ đánh vai trò tiên phong quyết định. Vào giữa năm sau, sự ổn định sẽ rõ rệt hơn và hy vọng chính phủ nước này sẽ điều chỉnh tăng giá đồng tiền.

Cho tới sau đó thì đồng USD mới thể hiện được vai trò của mình với các đồng tiền của các bạn hàng thương mại chủ yếu khác.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Mỹ - Châu Á: Bảo hộ thương mại - Rủi ro chính trị và xu hướng đồng USD
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO