Đối phó với các đại dịch: Phòng rẻ hơn chống

HÀ CÚC| 08/04/2016 06:52

Những cuộc khủng hoảng do các bệnh truyền nhiễm đang trở nên phổ biến hơn nên thế giới cần được chuẩn bị và đề phòng tốt hơn.

Đối phó với các đại dịch: Phòng rẻ hơn chống

Những cuộc khủng hoảng do các bệnh truyền nhiễm đang trở nên phổ biến hơn nên thế giới cần được chuẩn bị và đề phòng tốt hơn.

Đọc E-paper

Một trong những bài học rút ra sau đại dịch Ebola là thế giới đã chuẩn bị quá sơ sài trước một dịch bệnh nguy hiểm chết người như vậy. Ngày nay, khắp nơi trên thế giới phải đối mặt với sự bùng nổ nguy hiểm không kém từ virus Zika, thêm vào danh sách ngày càng tăng của bệnh có nguy cơ bùng phát gồm SARS, MERS và cúm gia cầm.

Rõ ràng các bệnh truyền nhiễm mới đang trở nên phổ biến và nguy hiểm hơn. Bởi vì dân số thế giới bùng nổ, đi lại nhiều hơn trong bối cảnh bùng nổ hàng không, du lịch, sự tiếp xúc giữa người và động vật thường xuyên hơn... Cần phải biết, hơn một nửa trong số 1.400 bệnh nhân có dấu hiệu lây nhiễm từ động vật như lợn, dơi, gà và các loài chim khác.

>>7 "chiêu" kiếm lời từ dịch bệnh Ebola

Khi một ổ dịch mới xảy ra, sợ hãi thậm chí còn lan nhanh hơn sự lây truyền của virus. Các chính trị gia phản ứng bằng lệnh cấm đi lại, cách ly hoặc ngừng giao thương. Các hãng hàng không hủy các chuyến bay, du khách hủy chuyến đi. Ebola đã nhiễm gần 30.000 người, giết chết hơn 11.000 và gây thiệt hại hơn 2 tỷ  USD trong  ba quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

SARS lây nhiễm 8.000 người và giết chết 800 người, gây thiệt hại hơn 40 tỷ USD. Một báo cáo gần đây về nguy cơ sức khỏe toàn cầu ước tính dịch bệnh có thể gây thiệt hại kinh tế lên đến 60 tỷ USD một năm.

Cũng cần lưu ý tới cảnh báo của các nhà khoa học về những đại dịch có thể bùng phát trong tương lai như: sốt Lassa, sốt xuất huyết Crimean Congo hoặc Marburg. Do đó, cách tốt nhất đối phó với dịch bệnh là tăng cường hệ thống phòng dịch từ trước khi chúng xảy ra. Học viện Y khoa Quốc gia Mỹ đề nghị khoản đầu tư 4,5 tỷ một năm (tương đương với khoảng 3% viện trợ dành cho các nước đang phát triển) để phòng chống đại dịch và giảm thiểu rủi ro nếu dịch bệnh bùng phát.

Số tiền này sẽ được sử dụng để tăng cường hệ thống y tế công cộng, cải thiện sự phối hợp trong trường hợp khẩn cấp và đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu thuốc...  Qua đó, hệ thống y tế công cộng tốt sẽ giúp chống lại các bệnh như  lao (làm giảm GDP toàn cầu 12 tỷ USD một năm) và sốt rét (thậm chí còn gây thiệt hại lớn hơn).

Chia sẻ dữ liệu y tế giữa các quốc gia sẽ giúp phòng chống dịch bệnh tốt hơn. Bênh cạnh đó, cần cơ chế khuyến khích các hãng dược đầu tư  phát triển các loại vắc xin phòng và chữa bệnh. Nghiên cứu và phát triển vắc xin cho các đại dịch có nguy cơ cao sẽ có chi phí khoảng 150 triệu USD cho mỗi loại. Tuy nhiên, các hãng dược ít động lực đầu tư vào một loại vắc xin mà có thể không bao giờ được sử dụng.

Ngành công nghiệp dược phẩm đầu tư 1 tỷ USD cho các loại thuốc phòng chống và điều trị bệnh do virus Ebola gây ra, nhưng đến nay vẫn chưa có lợi nhuận.

Thế giới dành khoảng 2 nghìn tỷ USD mỗi năm về quốc phòng. Đầu tư vào an ninh y tế là một hình thức tương tự như bảo hiểm nhưng có lợi nhuận tốt hơn.

>>Quyết định ngôi thứ trong thị trường dược phẩm

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đối phó với các đại dịch: Phòng rẻ hơn chống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO