Châu Âu và Trung Quốc: Sẽ có chiến tranh thương mại?

02/08/2012 04:21

Bị tổn hại vì lời cáo buộc bán phá giá các tấm năng lượng mặt trời từ phía châu Âu, Trung Quốc đưa ra cảnh báo về một cuộc chiến thương mại toàn diện giữa hai bên.

Châu Âu và Trung Quốc: Sẽ có chiến tranh thương mại?

Bị tổn hại vì lời cáo buộc bán phá giá các tấm năng lượng mặt trời từ phía châu Âu, Trung Quốc đưa ra cảnh báo về một cuộc chiến thương mại toàn diện giữa hai bên.

Châu Âu lên tiếng

Thứ Năm tuần qua (26/7), nhóm ProSun gồm 25 công ty sản xuất tấm năng lượng mặt trời tại châu Âu do SolarWorld (Đức) đứng đầu đã yêu cầu Ủy ban châu Âu (cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất ngành hành pháp của Liên minh châu Âu) áp dụng mức thuế trừng phạt đối với các đối thủ Trung Quốc.

ProSun cáo buộc các nhà sản xuất tế bào quang điện ở Trung Quốc đã bán phá giá sản phẩm để đạt được chỗ đứng lớn hơn trong thị trường năng lượng mặt trời châu Âu. Họ cũng nghi ngờ Trung Quốc đã tiếp tay cho các nhà sản xuất bằng cách tuồn ra những khoản trợ cấp bất hợp pháp.

Phát biểu trên Nhật báo tài chính Đức Handelsblatt vào thứ Năm, một phát ngôn viên của ProSun cho biết, trong tình hình kinh tế suy thoái, các công ty năng lượng mặt trời của Đức phải chật vật vì sản xuất thừa, áp lực giá cả và cắt giảm trợ cấp. Một số công ty gần đây đã phá sản. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc lại bán nợ hàng tỉ USD và bán ra sản phẩm với giá thấp hơn giá thành sản xuất, bất chấp thua lỗ nặng.

Trung Quốc "đáp lễ"

Ngay sau ngày Prosun đệ đơn lên Ủy ban châu Âu, bốn công ty sản xuất tấm năng lượng mặt trời lớn nhất Trung Quốc là Yingli, Sun Tech, Trina và Canadian Solar đã ban hành một tuyên bố kêu gọi "một cuộc đối thoại cấp cao" để xoa dịu tình hình. Nhưng họ cũng cho rằng chính quyền Bắc Kinh nên làm mọi thứ để bảo vệ "quyền và lợi ích hợp pháp" của nhà sản xuất Trung Quốc.

Bộ tứ phủ nhận việc nhận các khoản trợ cấp, đồng thời chỉ ra những hậu quả nếu Ủy ban châu Âu áp dụng thuế quan trừng phạt họ. Jerry Stokes, Chủ tịch của Sun Tech đã tuyên bố trên website tập đoàn: "Chúng tôi hi vọng Ủy ban châu Âu sẽ nhận thấy rằng bất cứ biện pháp bảo hộ nào cũng sẽ gây tổn hại cho toàn bộ ngành công nghiệp năng lượng mặt trời châu Âu và một cuộc chiến thương mại sai lâm sẽ làm suy yếu bước tiến trong nhiều năm".

Zhang Qian, lãnh đạo văn phòng Bắc Kinh của Canadian Solar đã bình luận trên AP: "Nếu khiếu nại chống phá giá được thông qua, các công ty Trung Quốc sẽ không thể xuất khẩu sang Trung Quốc nữa. Đó sẽ là thảm họa đối với ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Trung Quốc".

Bộ tứ của Trung Quốc cũng tuyên bố, trong năm qua khoảng 60% trong 35,8 tỉ USD giá trị xuất khẩu sản phẩm năng lượng mặt trời là đến thị trường châu Âu. Chính vai trò quan trọng của họ trong chuỗi cung ứng sẽ khiến các công ty châu Âu bị tàn phá nếu chiến tranh thương mại xảy ra.

Phía Trung Quốc cũng đã tiến hành điều tra cách thức nước Mỹ hỗ trợ cho nền công nghiệp năng lượng mặt trời của nó sau khi bị Mỹ giáng đòn trừng phạt thương mại vào tháng Năm - một biện pháp được hậu thuẫn bởi công ty con của SolarWorld tại Mỹ.

Về phía Ủy ban châu Âu, họ sẽ có 45 ngày để quyết định về việc tiến hành điều tra lời cáo buộc, một động thái được người trong cuộc dự báo. Nếu cuộc điều tra được thực hiện, các biện pháp chế tài sẽ được đưa ra trong vòng 9 tháng. Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu đã từ chối bình luận về vấn đề này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Châu Âu và Trung Quốc: Sẽ có chiến tranh thương mại?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO