Châu Âu: Nợ nhỏ, họa lớn

THỤY KHA| 15/01/2010 04:09

Với dân số chỉ hơn ba trăm ngàn người, vừa bước vào năm mới, Cộng hòa Ireland đã bị một cuộc khủng hoảng gây chấn động toàn khu vực Âu châu và nguy cơ không thanh toán được nợ nhà nước.

Châu Âu: Nợ nhỏ, họa lớn

Với dân số chỉ hơn ba trăm ngàn người, vừa bước vào năm mới, Cộng hòa Ireland đã bị một cuộc khủng hoảng gây chấn động toàn khu vực Âu châu và nguy cơ không thanh toán được nợ nhà nước.

Các ngân hàng xứ này mắc nợ khá nhiều sau vụ khủng hoảng tài chính năm 2008 và đang cố dàn xếp việc trả nợ cho các khách nợ Âu châu, chủ yếu là Anh và Hà Lan. Tuy nhiên, ngày 5/1, Tổng thống Ireland đã dùng quyền phủ quyết để chặn đứng dự luật trả nợ. Việc một quốc gia châu Âu từ chối trả nợ có thể là một tiền lệ xấu cho nhiều quốc gia đang bị dư chấn của vụ khủng hoảng tài chính, như Hy Lạp hay Tây Ban Nha, hay Hungary. Hậu quả có khi còn nghiêm trọng hơn.

Các ngân hàng Ireland đã lạm dụng phương thức "carry trade" là vay tiền ở nơi có lãi suất rẻ, chủ yếu là bằng đồng yên Nhật và đồng franc Thụy Sĩ, để đầu tư vào nơi có lãi suất cao kiếm lời, đặc biệt là thị trường địa ốc tại Anh. Các ngân hàng này vay tiền “đánh bạc” theo kiểu đó với số tiền vay gấp 10 GDP quốc gia. Khi vụ khủng hoảng tài chính bủng nổ vào năm 2008, các chủ nợ đòi lại tiền, trong khi họ bán tháo đồng krone. Dĩ nhiên, Ireland rơi vào khủng hoảng nợ đến mức phải thay đổi chính phủ vào đầu năm ngoái. Chính phủ mới đã phải dàn xếp việc trả nợ và được Quỹ Tiền tệ Quốc tế trợ giúp.

Vốn có tinh thần độc lập rất cao, Ireland xưa nay không muốn gia nhập Liên minh Châu Âu (EU). Tuy nhiên, khủng hoảng nợ đã buộc nước này phải xin gia nhập EU để được yểm trợ. Tháng 10/2008, cộng đồng thế giới và nhất là các nước Âu châu đã đặc cách cho Ireland vay 10 tỷ USD.

Vào năm 2010, viễn ảnh kinh tế của các nước Tây Âu không có gì là sáng sủa. Tình hình ở các nước Đông Âu còn hàm chứa nhiều rủi ro, bất trắc hơn nữa. Khủng hoảng tài chính và kinh tế đã biến nhiều nước Đông Âu như Hungary thành những mắt xích yếu trong Liên hiệp Châu Âu. Tại châu Âu ngày nay, không ai còn đặt kỳ vọng vào mô hình tăng trưởng chữ V, nghĩa là đột phá trỗi dậy sau thời gian suy giảm.

EU ở vào thế kẹt vì không cứu Irealand thì biến động tại quốc gia nhỏ bé này có thể lan qua Baltic phía bắc hoặc các nước bị khủng hoảng ờ phía nam như Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha, Rumani, Hungary... Bên cạnh đó, Irealand lại có vị trí chiến lược về an ninh tại Bắc Đại Tây Dương, nơi tiếp cận với nước Anh, nước Greenland và bên kia là Canada và Hoa Kỳ. Năm kia, khi khủng hoảng tài chính vừa bùng nổ, Liên bang Nga vốn cũng bị chấn động, đã lập tức cho Ireland vay hơn 5 tỷ USD. Nga tung tiền len chân vào vùng cực Bắc Âu, qua đó có thể khống chế được cả ba nước vùng Baltic vốn cũng bị rung chuyển vì khủng hoảng.

Nhưng nếu phải cấp cứu và đón nhận Ireland vì lý do kinh tế lẫn an ninh, Âu châu lại vướng vào một khó khăn khác khi phải nhận thêm một hội viên rất nhỏ, có tinh thần độc lập rất cao và có khả năng cản trở những quyết định khác của cả 27 thành viên EU. Đây là trường hợp EU đã gặp phải với các nước thành viên có tinh thần độc lập và hoài nghi sự hợp tác liên Âu, kể cả Anh, Đan Mạch hay Ireland.

Thực tế, mặc dù đi theo chế độ đại nghị và tổng thống chỉ có quyền lực tượng trưng, tổng thống Grimsson của Ireland đã đặc cách dùng quyền phủ quyết để bác bỏ việc trả nợ và còn đề nghị tổ chức trưng cầu dân ý xem người dân có muốn gia nhập EU hay không. Ngày 2/1, hơn 56.000 người Ireland đã gửi Tổng thống Olaf Ragnar Grimsson một bản kiến nghị, kêu gọi ông phủ quyết một dự luật của Quốc hội về bồi thường hơn 5 tỷ USD cho các khách hàng Anh và Hà Lan bị thiệt hại do gửi tiền tại Ngân hàng Icesave của Ireland sau vụ ngân hàng này bị phá sản.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Châu Âu: Nợ nhỏ, họa lớn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO