Châu Á: Đôi ngả RCEP - TPP

HÀ CÚC| 27/03/2013 09:02

Hiệp định thương mại tự do nào sẽ thống trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong vòng bốn năm tới: RCEP hay TPP?

Châu Á: Đôi ngả RCEP - TPP

Hiệp định thương mại tự do nào sẽ thống trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong vòng bốn năm tới: RCEP hay TPP?

Đọc E-paper

Người dân Nhật Bản phản đối TPP

Câu hỏi này được đặt ra tại hội nghị "Dự báo khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2013" do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức gần đây.

Kết quả cuộc thăm dò cho thấy cạnh tranh dường như sẽ xuất hiện giữa Hiệp định Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hiệp định Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Năm 2011, GDP tổng cộng của TPP là 20.000 tỷ USD, riêng Mỹ chiếm 3/4 trong số này

Hai hiệp định thương mại khu vực này có những mục tiêu khá giống nhau là tự do hóa thương mại và hợp nhất kinh tế, song sự cạnh tranh giữa hai hiệp định kinh tế này có tiềm năng chia rẽ các quốc gia ASEAN.

Mục tiêu của TPP là thiết lập một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) khu vực, theo đó đẩy mạnh tự do hóa thương mại hơn nữa tại châu Á - Thái Bình Dương và có thể dẫn tới sự hội nhập kinh tế khu vực lớn hơn.

Năm 2011, GDP tổng cộng của TPP là 20.000 tỷ USD, riêng Mỹ chiếm 3/4 trong số này. RCEP là một sáng kiến của ASEAN nhằm tập hợp tất cả các FTA thành một hiệp định kinh tế khu vực.

RCEP sẽ mở cửa hơn nữa thương mại hàng hóa và dịch vụ, hủy bỏ những rào cản thương mại và dần tự do hóa các dịch vụ, mở rộng hơn nữa đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN và các đối tác thương mại bên ngoài.

RCEP có các thành viên gồm 16 nước châu Á-Thái Bình Dương nhưng không có sự hiện diện của Hoa Kỳ. Trong khi đó, TPP gồm một nhóm 11 quốc gia đàm phán do Hoa Kỳ dẫn dắt nhưng không có sự tham gia của Trung Quốc.

Do đó, có sự chồng chéo giữa thành viên RCEP và TPP. Ba thành viên khác tham gia của RCEP là Indonesia, Philippines và Thái Lan cũng đã bày tỏ việc tham gia TPP.

Do RCEP dự kiến khởi động các cuộc đàm phán trong năm nay nên Mỹ muốn tranh thủ ra mắt TPP ngay tháng 10. Tuy nhiên, sau 15 vòng đàm phán, các nhà phân tích hoài nghi TPP vẫn còn trở ngại lớn.

Các cuộc thăm dò gần đây còn cho thấy, 45,2% ý kiến hỗ trợ RCEP so với 24,5% ủng hộ sáng kiến TPP. Các nhà đàm phán cho rằng TPP "toàn diện nhưng tiêu chuẩn cao" vì tự do hóa thương mại gần như tất cả các hàng hóa và dịch vụ và bao gồm cả các cam kết ngoài Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Tuy nhiên, các nước đang phát triển thấy RCEP như là một thay thế hấp dẫn vì hiệp định bảo vệ các ngành công nghiệp nhạy cảm và ít

RCEP với 16 nước thành viên đại diện cho 40% thương mại thế giới

đòi hỏi thay đổi chính sách kinh tế.

Các nền kinh tế RCEP với 16 nước thành viên đại diện cho 40% thương mại thế giới. Các nền kinh tế lớn coi RCEP là phương tiện để đạt được mục tiêu quan trọng.

Đối với ASEAN, RCEP chủ yếu là để duy trì vai trò trung tâm của tổ chức trong quá trình hội nhập khu vực châu Á.

Đối với Trung Quốc, xây dựng hiệp định này để "đối trọng" với TPP.Và mô hình RCEP phù hợp với đề xuất lâu dài của Nhật Bản hướng đến một "ASEAN +6", qua đó ủng hộ một định nghĩa mở rộng hơn.

Mỹ đang sử dụng TPP như một chính sách xoay trục châu Á và để phản ứng lại với RCEP. Vì vậy, dường như các nước trong khu vực đang bị cuốn vào cuộc đối đầu giữa hai hiệp định này.

Vòng 16 của các cuộc đàm phán về TPP sẽ được tổ chức tại Singapore vào tháng tới và ba vòng đàm phán được lên kế hoạch trong năm nay trước diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra ở Indonesia vào tháng 10 năm 2013.

Mỹ hy vọng Nhật Bản sẽ tham gia TPP để tạo động lực cho các quốc gia khác. Tuy nhiên, Thủ tướng Shinzo Abe không thực hiện bất kỳ quyết định nào trước tháng 7, thời điểm diễn ra cuộc bầu cử thượng viện của Quốc hội Nhật Bản.

Một số thành viên của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) lo ngại TPP sẽ phá vỡ thị trường nông nghiệp của Nhật Bản. Nhật Bản là nước nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp lớn nhất thế giới, trị giá 66 tỷ USD một năm.

Trong khi Mỹ coi ASEAN là điểm tựa của chiến lược châu Á nhưng không phải tất cả các nước thành viên ASEAN có đủ điều kiện để tham gia vào TPP. Lào, Campuchia và Myanmar không thể tham gia vào TPP bởi vì họ không đáp ứng các tiêu chí cơ bản.

Ngược lại, dù RCEP hấp dẫn nhưng các lãnh đạo và ngoại giao ba nước Đông Bắc Á lại lo ngại những tranh chấp về chủ quyền biển đảo sẽ cản trở các đàm phán thương mại.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Châu Á: Đôi ngả RCEP - TPP
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO