Các nước cổ vũ thương mại tự do cũng là "những kẻ bảo hộ"?

09/08/2018 01:55

Phản ứng trước đe doạ về một cuộc chiến thương mại của Mỹ, các quốc gia cổ vũ thương mại tự do nên xóa bỏ toàn bộ thuế quan của họ. Nhưng họ không làm thế".

Các nước cổ vũ thương mại tự do cũng là

Ảnh minh họa: Caelan Rafferty

Đó là phát biểu của Chủ tịch FED tại St.Louis - ông James Bullard, trong cuộc trò chuyện với CNBC.

thuong mai tu do james bullard FED st louis doanhnhansaigon

Ông James Bullard

Trong phần trao đổi của mình, ông Bullard cho rằng hiện nay, các nước khác đều giao thương tự do với nhau, họ đều cổ vũ thương mại tự do, trong khi Mỹ thì không. Nếu đúng như vậy, ông nói tất cả chỉ cần “tháo dỡ toàn bộ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan”.

“Tại sao điều đó không xảy ra? Bởi vì họ đang bảo vệ nền công nghiệp của họ, nên chuyện đó không bao giờ xảy ra. Vậy là, họ là những kẻ bảo hộ”, ông Bullard nói.

Các thị trường vẫn liên tục đứng bên bờ vực nguy hiểm, kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, cũng như ảnh hưởng tới đồng minh ở Liên minh châu Âu, Canada và Mexico. Ông cho rằng thật bất công khi Mỹ chịu thâm hụt thương mại quá lớn với những đối tác của họ.

Những quốc gia trên đã áp thuế lên số lượng hàng hóa trị giá 85 tỷ USD, cùng lúc đó cả Washington và Bắc Kinh đều đe doạ sẽ tiếp tục.

Đối phó với hành động của ông Trump, các quan chức Trung Quốc đã kêu gọi Mỹ tuân thủ quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và phản đối chủ nghĩa bảo hộ. Nhưng nếu nhìn vào chính sách của quốc gia này, có thể thấy lâu nay họ vẫn luôn bảo hộ nền công nghiệp của mình, theo ông Bullard.

Bắc Kinh trợ giá không ít cho các ngành công nghiệp nội địa, giới hạn quyền sở hữu nước ngoài nghiêm ngặt đối với hầu hết các ngành. Quốc gia này hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận nền công nghiệp và buộc họ chấp nhận chia sẻ công nghệ để được phép tham gia thị trường. Các công ty này thậm chí không thể bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.

Link bài viết

Mỹ và các quốc gia khác từ lâu đã kêu gọi Trung Quốc cải cách. Kể từ khi phải chịu sức ép từ cuộc chiến tranh thương mại, Bắc Kinh đã mở cửa hơn và giảm nhẹ các hạn chế đối với đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh Trung Quốc, EU cũng duy trì việc áp thuế cao đối với hàng hóa của Mỹ.

Theo tính toán của Viện Nghiên cứu Quốc tế Ifo có trụ sở tại Munich, trung bình không trọng số thuế hải quan EU áp lên hàng hóa Mỹ là 5,2%, trong khi ở Mỹ con số này là 3,5%.

Theo ông Bullard, Mỹ đang hướng các bên tham gia thương mại toàn cầu đi theo con đường đúng: “Cuộc chiến này gây nhiều tranh cãi, đúng vậy. Nhưng tôi nghĩ các cuộc thảo luận nên xoay quanh kết quả”.

Và theo ông, kết quả sẽ là mở ra một cuộc tranh luận mới về vấn đề thương mại và điểm đến các bên đều muốn đạt tới. Điểm đến đó sẽ là các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ còn rất ít hoặc biến mất hoàn toàn.

Ông Bullard còn cho rằng thay đổi tại thị trường trái phiếu hiện đang là trọng tâm chính mà các nhà đầu tư hướng đến.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Các nước cổ vũ thương mại tự do cũng là "những kẻ bảo hộ"?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO